Nhóm nam sinh dàn cảnh giả đánh nhau, Sở GD&ĐT Cà Mau ra văn bản chấn chỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến vụ nhóm 7 học sinh của Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau) dàn dựng cảnh đánh nhau để quay clip, ngày 8/3, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau có Công văn về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau, vừa qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn video clip ghi lại cảnh học sinh đánh nhau tại bãi đất trống khu dân cư Minh Thắng (Khóm 3, phường 9, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) gây ảnh hưởng đến ngành và tâm lý lo lắng cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Vụ việc đã được Công an TP Cà Mau xác minh, báo cáo chỉ là hành động đùa giỡn, quay video clip để đưa lên nhóm xem, không có mục đích gì khác.

Hình ảnh 7 học sinh của Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau) dàn dựng cảnh tại bãi đất trống khu dân cư Minh Thắng, thuộc khóm 3, phường 9, TP Cà Mau.

Hình ảnh 7 học sinh của Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau) dàn dựng cảnh tại bãi đất trống khu dân cư Minh Thắng, thuộc khóm 3, phường 9, TP Cà Mau.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực học đường, Giám đốc Sở tỉnh Cà Mau yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, Hiệu trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc Sở tăng cường công tác quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, lồng ghép giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”.

“Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và Hiệu trưởng các đơn vị, trường học trực thuộc Sở tuyên truyền nhắc nhở học sinh tuyệt đối không đăng tải hình ảnh, video clip mang tính nhạy cảm, dễ gây hiểu nhầm lên mạng xã hội”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau nêu rõ.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và Hiệu trưởng các đơn vị, trường học… đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở học sinh không tập trung đông người, rủ rê bạn bè la cà ngoài đường sau giờ tan học. Tuyệt đối không đăng tải hình ảnh, video clip mang tính nhạy cảm, dễ gây hiểu nhầm lên mạng xã hội...

Đồng thời, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và Hiệu trưởng các đơn vị, trường học… phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, cha mẹ học sinh và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện...

Theo báo cáo của Công an TP Cà Mau, vào khoảng 11h ngày 3/3, sau giờ tan trường học, 7 học sinh lớp 10A4, 10A10 và 10A12 của Trường THPT Hồ Thị Kỷ đi xe máy đến khu đất trống trong Khu dân cư Minh Thắng chơi.

Tại đây, nam sinh Ph.C.Th dùng dây nylon trói tay nam sinh cùng trường tên T.T.Đ vào gốc cây và giả vờ đánh. Các học sinh còn lại không can ngăn mà dùng điện thoại quay lại cảnh dàn dựng trên.

Sau đó, nhóm học sinh chia sẻ clip lên nhóm chat để cùng xem và không có mục đích gì khác. Tuy nhiên, việc dàn dựng trên của các em đã bị người dân trong khu vực dùng điện thoại quay lại, sau đó tung lên mạng xã hội gây hoang mang, hiểu nhầm.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...