Nhọc nhằn những tháng cuối năm

Khác hẳn cùng kỳ năm trước, những ngày này tại các cơ sở đóng tàu ở Hải Phòng, không khí yên ắng, vắng hẳn tiếng ồn ào trong các phân xưởng, ngoài triền đà, không có các con tàu chờ ngày xuống nước.

Khác hẳn cùng kỳ năm trước, những ngày này tại các cơ sở đóng tàu ở Hải Phòng, không khí yên ắng, vắng hẳn tiếng ồn ào trong các phân xưởng, ngoài triền đà, không có các con tàu chờ ngày xuống nước.

Quay lại sân nhà
Đến thời điểm này, các hợp đồng đã ký giữa các thành viên của Vinashin tại Hải Phòng với chủ tàu nước ngoài đang trong giai đoạn “dở khóc, dở cười”. Nhiều con tàu đang đóng dở vẫn nằm chình ình, bởi phía chủ tàu không rót tiếp vốn, cũng không tuyên bố bỏ tàu.

Hoàn thiện tàu hàng 53 nghìn tấn trên triền đà tại Tổng Công ty CNTT Nam Triệu. Ảnh: Duy Lê
Hoàn thiện tàu hàng 53 nghìn tấn trên triền đà tại Tổng Công ty CNTT Nam Triệu.                                                                                                             Ảnh: Duy Lê


Trong trường hợp này, quả bóng nằm trong chân các “cầu thủ” Vinashin, nhưng không thể triển khai tiếp các phương án “tấn công”. Thi công tiếp cũng có nghĩa mang nợ vào người, còn không thi công lại sợ chủ tàu “tự ái”, dọa phạt. Tiến thoái, lưỡng nan, một lãnh đạo doanh nghiệp đóng tàu bộc bạch: Thà họ cứ tuyên bố bỏ tàu, mình còn biết đường trả nợ khoản vay ngân hàng và tìm cách hoàn thiện bán cho khách hàng khác. Thực tế trong hoàn cảnh này, cũng có những con tàu đã được bán cho các chủ khác khi mọi chuyện được đàm phán dứt điểm giữa nhà đóng tàu và chủ tàu. Tàu chở hàng 56200 tấn mà Tổng công ty CNTT Nam Triệu bàn giao cách đây 2 tháng cho Công ty Hoa Ngọc Lan Thái Bình  là một ví dụ. Sản phẩm đầu tiên trong loạt tàu 56.200 tấn này được thiết kế bởi Công ty IHI-MU (Nhật Bản), là loại tàu chở hàng rời, có kết cấu mạn đơn, đáy đôi, dẫn động bằng động cơ diezel, trị giá 33 triệu USD. Thái Bình Sea thuộc loại tàu cấp không hạn chế, được hãng đăng kiểm NK (Nhật Bản) phân cấp và giám sát. Ban đầu, con tàu này được đóng mới theo đơn đặt hàng của chủ tàu Nhật, sau do khó khăn, ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, Nam Triệu quyết định bán cho Tập đoàn Trãi Thiên (TP Hồ Chí Minh), nhưng rồi, nó được đặt tên là Thái Bình Sea và được Hoa Ngọc Lan mua lại. Tháng 5 -2010, Hoa Ngọc Lan cũng đã ký hợp đồng mua của Nasico một tàu trọng tải 53.000 tấn. Ngày 26-9-2010, trước sự chứng kiến của PVFC (Chi nhánh Thăng Long), Habubank và các đối tác, Công ty TNHH MTV Vận tải biển Nam Triệu đã nhận bàn giao tàu chở hàng khô trọng tải 6.800 tấn số 2 mang tên Nasico Eagle từ Công ty CP CNTT và xây dựng Nam Triệu và đưa vào khai thác. Cả hai đơn vị này đều là thành viên của Tổng công ty CNTT Nam Triệu. Tổng mức đầu tư của dự án 2 tàu 6.800 tấn số 1 và số 2 là 454 tỷ đồng trong đó PVFC Thăng Long tài trợ 200 tỷ đồng và Habubank Trung Hòa Nhân Chính tài trợ 242 tỷ đồng. Tàu 6.800 tấn số 1 đã đi vào khai thác từ tháng 10-2009. Từ nay đến hết năm 2010, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu dự kiến hạ thủy 2 tàu 53.000 tấn để bàn giao cho các đối tác nước ngoài và triển khai đóng mới tàu chở ôtô 6.900 chiếc cho đối tác Na Uy.

Kiểm tra hệ thống máng trượt triền đà trước khi hạ thủy tàu tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng. Ảnh: Duy Lê
Kiểm tra hệ thống máng trượt triền đà trước khi hạ thủy tàu
tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng.
                                                    Ảnh: Duy Lê


Không chỉ Nam Triệu, các đơn vị thành viên của Vinashin tại Hải Phòng đang có xu hướng quay lại sân nhà, đóng tàu cho các chủ tàu nội địa. Họ cho biết làm ăn theo hướng này dễ chịu hơn là đóng tàu cho nước ngoài. Riêng khâu chọn địa điểm đàm phán (cách trở không gian), rồi thời gian đi lại giữa hai bên đã là cản trở lớn. Hơn nữa, đóng tàu cho chủ tàu trong nước còn có cách quản phù hợp. Trong điều kiện khó khăn của tài chính thế giới, xu hướng an toàn được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Cùng với việc đóng tàu cho chủ tàu nội, các doanh nghiệp cũng quay lại lĩnh vực sửa chữa tàu biển cho “chắc ăn”. Lý do đơn giản, tàu sửa xong, mà chủ tàu không thanh toán còn có cớ giữ lại tàu.

Mạnh dạn giao quyền tự chủ
Liên tục trong 5 tháng qua, con tàu Vinashin ba lần thay “thuyền trưởng”. Hiện lãnh đạo ngành khai thác dầu khí được giao nhiệm vụ chèo lái con thuyền Vinashin. Cho dù lãnh đạo tập đoàn đầy tai tiếng này là ai, thì những cán bộ, kỹ sư, công nhân các cơ sở đóng tàu ở Hải Phòng vẫn cần việc làm để tồn tại và nuôi gia đình. Điều mà họ mong đợi nhất là có hợp đồng đóng tàu bất kể chủ tàu là ngoại hay nội, nhưng phải thanh toán sòng phẳng trong ngày giao tàu. Nói như vậy, bởi nhiều công nhân và lãnh đạo các thành viên Vinashin tại Hải Phòng đã quá ngán cảnh: Tập đoàn đứng ra ký hợp đồng với chủ tàu rồi phân bổ cho các thành viên, việc cung cấp vật tư, thiết bị cũng do tập đoàn đảm nhiệm. Các thành viên chỉ còn việc “gia công” để hưởng lương. Thậm chí trước đây có những tàu bàn giao rồi, nhưng chủ tàu thanh toán cho tổng thầu là tập đoàn, còn các thành viên “hãy đợi đấy”? Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CNTT Nam Triệu cho biết: Đến thời điểm này, đơn vị còn 9500 lao động, trong đó công ty mẹ có 5600 công nhân, nếu quay sang sửa chữa cũng chỉ giải quyết được việc làm cho 1000 lao động. Vốn lưu động cho sản xuất vẫn là khó khăn lớn.
Hiện Tập đoàn Vinashin theo chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu các thành viên Vinashin lập kế hoạch cho từng dự án, sản phẩm cụ thể theo từng tháng, từng quý để vực lại sản xuất. Vốn điều lệ cũng được tính toán để cấp rót lại. Nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Nam Triệu nói riêng và Vinashin nói chung là “chảy máu chất xám” và thợ lành nghề. Để có lực lượng lao động giỏi, Nam Triệu đã phải đầu tư 10 triệu đồng cho việc đào tạo, nâng cấp tay nghề thợ giỏi để được Đăng kiểm nước ngoài cấp chứng chỉ. Số tiền này, Nam Triệu miễn phí cho lao động khi tuyển dụng và đào tạo lại trong vòng 5 tháng. Nay, việc ít, nhiều thợ lành nghề bỏ sang đơn vị khác ngoài ngành, số còn lại thay phiên nhau làm việc, áp dụng hình thức nghỉ việc có lương, thợ bậc 1 được hưởng 1-1,2 triệu đồng/ tháng. Mặc dù vậy, các cơ sở đóng tàu ở Hải Phòng nói chung và Nam Triệu nói riêng vẫn phải giữ quân. Điều quan trọng nhất trong lúc này là lãnh đạo Tập đoàn Vinashin nên giao quyền tự chủ cho các thành viên. Có như vậy, họ mới xác định rõ lời lãi qua mỗi thương vụ đóng tàu, để hoạch định hướng đi phù hợp thực tế và cân đối sản xuất cho hiệu quả, chứ không theo vết xe cũ là những người thợ gia công cho Tập đoàn Vianshin.

Anh Tú

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.