Nhớ về người hùng thắp lửa cho những bệnh nhân ung thư

Khánh Thương đã ra đi để lại nghị lực sống cho mọi người
Khánh Thương đã ra đi để lại nghị lực sống cho mọi người
(PLO) -Khi viết loạt bài về những bệnh nhân ung thư nhưng luôn có một tinh thần lạc quan, yêu đời, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh về nữ giảng viên trẻ Nguyễn Khánh Thương – người phụ nữ được ví như đóa hoa hồng nở trong giông bão. Nghị lực, sức sống mãnh liệt của cô đã truyền cho những bệnh nhân ung thư khác. 

“Hãy mạnh hơn sợ hãi”

Nguyễn Khánh Thương sinh năm 1982 tại Thạch Thất, Hà Nội. Cô là cựu sinh viên K45 Khoa Báo chí và Truyền thông, Giảng viên Khoa Báo chí truyền thông Trường ĐHKHXH&NV. Khi còn là giảng viên, Khánh Thương luôn được những sinh viên của mình yêu quý bởi sự nhiệt huyết trong từng bài giảng.

Cái cách mà Khánh Thương truyền cảm hứng khiến cho sinh viên luôn hứng thú với ngành nghề mình đã lựa chọn. Không chỉ là một giảng viên giỏi mà cô còn là một người nhiệt huyết với các hoạt động cộng đồng. Khi còn sống cô là thủ lĩnh của rất nhiều chiến dịch, mang lại sự sẻ chia, sự ấm áp cho những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư.  

Năm 2006, Khánh Thương sáng lập “Vòng tay yêu thương” (Free Hugs Group - FHG). Chiến dịch đầu tiên "Yêu thương trong những vòng tay" của FHG được tổ chức cuối năm 2006 tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Bạch Mai, khu phố đi bộ trung tâm và ga Hà Nội.. 

Sau thành công của chiến dịch "Yêu thương trong những vòng tay" là những chương trình khác như "Kết nối yêu thương", "Trao cho em ngày mai", "Giao thừa yêu thương", "Công trình Hy vọng" hay "Một giờ làm người khiếm thị"...    

Những chiến dịch do Khánh Thương sáng lập nhận được sự hưởng ứng của xã hội nhất là giới trẻ. Trong những chương trình gây được tiếng vang phải kể đến chương trình "Trao cho em ngày mai" được thực hiện năm 2008. Chương trình giống như một món quà đón Tết sớm dành tặng các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn thuộc hai bệnh viện K và Bệnh viện Nhi Trung ương, động viên các em trong thời gian điều trị dài ngày tại bệnh viện.

Vì những cống hiến của mình cho cộng đồng, năm 2007, cô được chọn làm đại diện cho thanh niên Việt Nam dự Hội nghị Quốc tế về văn hóa châu Á và châu Âu tại Malaysia. Năm 2008, cô tham dự Hội nghị Quốc tế Thanh niên với các chính sách phát triển quốc gia tại Campuchia. Cô cũng là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô năm 2012.

Cũng trong năm 2012, Khánh Thương quyết định lập gia đình với một người đàn ông mang quốc tịch Úc. Trong lúc đang vui vẻ với những dự tính trong tương lai thì cô bàng hoàng phát hiện mình bị ung thư vú. Còn đau đớn nào hơn. Nhưng không gục gã, sau lễ ăn hỏi, Khánh Thương quyết định sang Australia sống cùng gia đình chồng và điều trị bệnh.

Trong suốt thời gian điều trị bệnh, cô nhận ra rằng người Việt vẫn còn rất thờ ơ với những thông tin về bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, cô đã dồn tâm huyết để tìm hiểu và phổ biến những kiến thức liên quan đến căn bệnh này tới cộng đồng. Sau một thời gian, Khánh Thương cùng những người bạn của mình lên kế hoạch sáng lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. 

Nguyễn Khánh Thương là cựu sinh viên K45 Khoa Báo chí và Truyền thông, Giảng viên Khoa Báo chí truyền thông Trường ĐHKHXH&NV
Nguyễn Khánh Thương là cựu sinh viên K45 Khoa Báo chí và Truyền thông, Giảng viên Khoa Báo chí truyền thông Trường ĐHKHXH&NV

Với thông điệp “Hãy mạnh hơn sợ hãi”, Khánh Thương đã phổ biến những bài tập dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú, tổ chức những lớp học yoga miễn phí, những chương trình tuyên truyền về bệnh ung thư trong các nhóm cộng đồng…Khánh Thương đã giúp những người bệnh ung thư mở lòng, bình tâm, mạnh mẽ sống tiếp. 

Sau khi được thành lập một thời gian với những hoạt động ý nghĩa, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam đã nhanh chóng thu hút được nhiều người nổi tiếng, nghệ sĩ tham gia truyền thông nâng cao nhận thức về ung thư vú cho phụ nữ. 

Riêng với bản thân Khánh Thương cô luôn lấy bản thân mình ra để chứng minh dù bị ung thư giai đoạn cuối nhưng luôn sống yêu đời và khao khát hạnh phúc gia đình. 

Để lại nghị lực sống

Từ khi Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam ra đời những bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được liên tục bổ sung, cập nhật thông tin, kiến thức về bệnh tật. Cụ thể, mạng lưới Ung thư vú Việt Nam đã tổ chức nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức của chị em về bệnh ung thư vú với hàng chục hội thảo có nội dung về bệnh ung thư vú.

Ngoài ra, hàng trăm phụ nữ Việt mắc ung thư vú được hỗ trợ miễn phí bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật tách u và đoạn nhũ; hàng trăm phụ nữ Việt mắc ung thư được cho mượn, tặng tóc giả trong thời gian điều trị hóa chất; hàng trăm phụ nữ được hỗ trợ làm đẹp trong quá trình hóa, xạ trị, tập yoga nâng cao thể chất; rất nhiều các hỗ trợ thông tin, tâm lý và nhận thức khác cho người ảnh hưởng bởi căn bệnh và cộng đồng khác.        

Sau một thời gian dài cùng với Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam nỗ lực vì người bệnh Khánh Thương đã mãi mãi ra đi. Khi nghe thông tin Khánh Thương qua đời ai cũng xót thương. Trên một trang mạng, có người đã viết rằng: “Dù trái tim em ngừng đập song bao yêu thương em mang đến cuộc đời này sẽ tiếp tục khơi dậy niềm tin và động lực cho những bệnh nhân ung thư khác đi tìm cho mình hạnh phúc và sự đồng cảm của cộng đồng”. 

Còn các thành viên trong Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam kêu gọi: "Mong mọi người hãy vững chí, vững tin và vững tâm. Khánh Thương đã ra đi, sẽ còn những cái tạm biệt những con người tuyệt vời khác của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, nhưng một điều chắc chắc là  sẽ phải và luôn tiến lên, hoạt động hiệu quả hơn nữa. Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam sẽ còn cống hiến cho mọi phụ nữ Việt chừng nào đạt được sứ mệnh, tâm nguyện của chị Thương rằng: Đến một ngày nào đó, sẽ không còn phụ nữ Việt nào mất vì ung thư vú".

Trước thông tin về sự ra đi của Nguyễn Khánh Thương, trên Facebook, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng tải bức thư chia buồn tới gia đình: "Tôi thật sự trân trọng và cảm động trước trái tim nhân hậu, tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường của Khánh Thương.

Tôi biết rằng ngay từ khi mới ra trường, Khánh Thương đã sáng lập và tổ chức rất nhiêu chương trình từ thiện cho nhóm Vòng tay yêu thương (Free Hugs goup) như: Yêu thương trong những vòng tay, kết nối yêu thương, trao cho em ngày mai, giao thừa yêu thương, công trình hy vọng, một giờ làm người khiếm thị… Khi là một giảng viên đại học, Khánh Thương đã thực sự truyền cảm hứng cho sinh viên bằng trí thức và nhân cách sống của mình.

Khánh Thương hy vọng sẽ không còn phụ nữ Việt nào mất vì ung thư vú
Khánh Thương hy vọng sẽ không còn phụ nữ Việt nào mất vì ung thư vú

Sau này, ngay cả khi đang trong giai đoạn điều trị bệnh, Khánh Thương vẫn không ngừng nỗ lực tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về căn bệnh ung thư, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ bớt đau đớn và khích lệ họ đổi thay để sống có ích hơn mỗi ngày".

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương ấm áp và nghị lực kiên cường của Khánh Thương đã thực sự lan tỏa và lay động trái tim của rất nhiều người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Nguyễn Khánh Thương đã ra đi nhưng nghị lực, niềm tin yêu vào cuộc sống thì còn mãi. Chị xứng đáng là người hùng thắp lửa cho những bệnh nhân ung thư với một niềm tin rằng: ung thư không phải là kết thúc và thực hiện câu châm ngôn: không phải bạn sống được bao lâu, mà là cách bạn chọn để sống cuộc đời của mình như thế nào. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.