Nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021 của Bộ Công an.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021 của Bộ Công an.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Bộ công an có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, trong đó có việc tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, Công an các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Đoàn thanh niên Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và tuyên truyền, phổ biến pháp luật” cho học sinh; Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức phiên tòa giả định để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật…

Bởi Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng, thường niên, có sức lan tỏa trong lực lượng CAND; là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND nhìn nhận về trách nhiệm của mình trong học tập, tìm hiểu, thực thi Hiến pháp, pháp luật, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức thượng tôn pháp luật; xây dựng, bồi đắp niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử, ý thức bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, tinh thần, thái độ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng là đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Từ năm 2013 đến nay, Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức hàng chục nghìn hội nghị phổ biến, quán triệt, tập huấn chuyên sâu các VBQPPL liên quan đến ANTT cho hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ; tổ chức hàng trăm nghìn cuộc sinh hoạt đơn vị phổ biến cho hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ về các VBQPPL; sao gửi hơn 50 nghìn văn bản, tài liệu về pháp luật; biên soạn, in ấn, cấp phát hơn 2 triệu cuốn sách, tạp chí, tài liệu pháp luật, văn bản, băng, đĩa CD có nội dung PBGDPL đến các đơn vị, địa phương thuộc quyền để tổ chức triển khai thực hiện.

Bên cạnh các hình thức truyền thống, nhiều Công an đơn vị, địa phương đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, PBGDPL như: Công an TP Hà Nội dùng mã QR để truy cập nhanh các thông tin tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Công an tỉnh Bình Dương, Công an tỉnh Cà Mau thường xuyên đăng tải tin, bài tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tội phạm; phòng ngừa tai nạn giao thông;… trên Trang thông tin điện tử, Fanpage, Zalopage và Youtube của Công an tỉnh...

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Bộ Quốc phòng cũng tổ chức Khai trương Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật quân sự, quốc phòng (QS, QP) và Giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật”.

Việc khai trương Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật QS,QP đánh dấu nỗ lực của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam trong hơn 10 năm đưa Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) vào đời sống, đặc biệt là hơn 2 năm tích cực thực hiện Đề án 1371 “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND Việt Nam tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”. Đây còn là dịp trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả; tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng tiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật được nhận thức đầy đủ và đi vào cuộc sống; gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Phổ biến chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, ngay từ đầu tháng 8/2023, Bộ Công thương đã ban hành Kế hoạch hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật, qua đó tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương, góp phần khơi dậy ý thức tuân thủ, xây dựng lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, văn hóa pháp lý cho mỗi công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.

Chủ đề hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2023 của Bộ Công Thương là “Ngành Công Thương không ngừng đổi mới, hành động quyết liệt, thực chất và đi vào chiều sâu; tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trong ngành trên tinh thần phục vụ”.

Theo đó, Bộ Công thương sẽ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật trong tuần lễ cao điểm cho công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương: Tổ chức mít tinh, tọa đàm hưởng ứng Ngày Pháp luật; phong trào thanh niên tình nguyện, xung kích, hoạt động văn hóa, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động ngoại khóa hoặc các hoạt động khác phù hợp với tính chất của cơ quan, đơn vị, nhà trường.

Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”. Hình thức phổ biến là Hội nghị; tọa đàm; diễn đàn; phỏng vấn; đối thoại trực tiếp, trực tuyến; họp báo; đăng tải trên báo đài, mạng xã hội hoặc các hình thức phù hợp khác.

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng ban hành công văn về việc hướng dẫn tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023.

Theo đó, các nội dung Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023 là đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2022 và năm 2023 có liên quan đến lĩnh vực xây dựng (đặc biệt là Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu…)…

Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong qua trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự án Luật Quản lý phát triển đô thị, dự án Luật Cấp, thoát nước.

Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; Kịp thời thông tin, phản ánh, lan tỏa và tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng tập trung huy động và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; Tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hoặc lồng ghép hưởng ứng thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, qua hoạt động chính trị, chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tiễn; Treo pa-nô, áp phích, băng rôn, cờ, phướn tại khu vực trung tâm của cơ quan, đơn vị với nội dung cổ động, tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam.

Khuyến khích các đơn vị tổ chức hoạt động đối thoại chính sách pháp luật, giải đáp pháp luật; lồng ghép trong triển khai hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị; lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hoạt động thanh niên tình nguyện hoặc các hình thức khác phù hợp với cơ quan, đơn vị…

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng có văn bản hướng dẫn các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN tổ chức triển khai thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2023 với khẩu hiệu: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng trách nhiệm, sáng tạo, thực hiện hiệu quả công vụ; Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng; Sống và làm việc theo pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật;

Đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật, góp phần tạo đồng thuận, nâng cao hiệu quả hiệu lực trong việc thực thi pháp luật; Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp…/

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.