20 năm ngày thành lập Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp: Đôi dòng hoài niệm…

Vụ trưởng Bạch Quốc An (đứng giữa hàng đầu) chụp ảnh cùng tập thể công chức Vụ Pháp luật quốc tế.
Vụ trưởng Bạch Quốc An (đứng giữa hàng đầu) chụp ảnh cùng tập thể công chức Vụ Pháp luật quốc tế.
(PLVN) -Tôi còn nhớ vào một ngày mùa thu đẹp trời năm 1981, Bộ trưởng Phan Hiền gọi tôi, anh Nguyễn Huy Ngát và một vài người nữa đến để thảo luận về việc thành lập Phòng Pháp luật Quốc tế và Hợp tác quốc tế trực thuộc Bộ trưởng nhằm tham mưu cho Bộ xử lý các vấn đề Pháp luật và Tư pháp quốc tế trong điều kiện mới của Việt Nam.

Sau đó ít lâu, Phòng Pháp luật Quốc tế và Hợp tác quốc tế trực thuộc Bộ trưởng được thành lập theo Quyết định số 261/QĐ-TC ngày 20/11/1981 của Bộ trưởng Phan Hiền. Tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề được Bộ trưởng giao cho Phòng.

Vài năm sau, vào một ngày cuối thu năm 1986, Bộ trưởng Phan Hiền gọi tôi, bác Phạm Đình Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế, anh Nguyễn Huy Ngát,Thư ký Bộ trưởng cùng một số cán bộ khác đến thảo luận về việc Bộ Tư pháp cần thành lập một đơn vị mới về Pháp luật phục vụ kinh tế quốc tế góp phần thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Tôi được giao soạn thảo Đề án về việc nảy. Ngày 25/4/1987, Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 117/QĐ-TC ngày 25/4/1987 của Bộ trưởng.Tôi được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng và bác Phạm Đình Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế được giao phụ trách kiêm nhiệm Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác quốc tế cho đến khi có Vụ trưởng.

Ngày 04/6/1993, Vụ Pháp luật quốc tế và Hợp tác quốc tế của Bộ Tư pháp được đặt tên lại là Vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định số 38-CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ. Khối lượng công việc của Vụ đến giai đoạn này đã khá nhiều, ngoài những việc vẫn thường làm từ trước như tổ chức các đoàn ra, vào, thiết kế các chương trình hợp tác với nước ngoài về pháp luật, đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp, thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế… thì đã xuất hiện một số công việc mới.
Trước tiên, đó là xử lý các vấn đề pháp luật quốc tế về vay nợ công nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ, đàm phán và thẩm định các hiệp định về đầu tư, thương mại… Tiếp theo, đó là các vấn đề pháp lý kinh tế quốc tế trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế…Với khối lượng công việc như vậy, và với lực lượng cán bộ lúc đó của Vụ Hợp tác quốc tế không thể đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra.

Vụ trưởng Bạch Quốc An (đứng giữa hàng đầu) chụp ảnh cùng tập thể công chức Vụ Pháp luật quốc tế.

Vụ trưởng Bạch Quốc An (đứng giữa hàng đầu) chụp ảnh cùng tập thể công chức Vụ Pháp luật quốc tế.

Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1996, quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bắt đầu đi vào thực chất từ năm 1998, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều vấn đề Pháp luật hội nhập quốc tế phát sinh đã đặt ra yêu cầu cần sớm có một lực lượng chuyên trách, một Vụ chuyên về Pháp luật quốc tế để nghiên cứu, giải quyết.

Ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, tôi được Bộ trưởng Uông Chu Lưu giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp để xây dựng Đề án thành lập Vụ Pháp luật quốc tế trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. Ngày 06/6/2003, Chính phủ ra Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, trong đó có quy định Vụ Pháp luật Quốc tế thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Căn cứ vào Nghị định số 62/2003/NĐ-CP đó và Đề án cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế nêu trên, ngày 05/8/2003, Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu đã ban hành Quyết định số 335/2003/QĐ-BTP về việc thành lập Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp.

Quyết định số 335/2003/QĐ-BTP này định rõ Vụ Pháp luật quốc tế có chức năng cơ bản là giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng và tham gia xây dựng Pháp luật liên quan đến Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế và Pháp luật Thương mại quốc tế theo quy định của Pháp luật. Quyết định số 335/2003/QĐ-BTP này còn định rõ Vụ Pháp luật Quốc tế có 12 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn đủ để thực hiện các chức năng cơ bản của mình vào thời kỳ đó.
Về sau này, còn có các văn bản đơn hành tiếp tục giao Vụ Pháp luật quốc tế có nhiệm vụ, quyền hạn trong một số công việc Pháp luật quốc tế khác. Cho đến khi về hưu theo chế độ, tôi vui mừng vì bản thân mình và các cán bộ, công chức Vụ Pháp luật quốc tế đã hoàn thành có kết quả tốt các công việc được giao, góp phần đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tôi cứ nghĩ câu chuyện thành lập Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp mới diễn ra vài ngày hôm qua vì nó còn quá rõ trong đầu tôi. Ấy vậy mà đã tròn 20 năm rồi. Đó là chưa tính đến 22 năm trăn trở trước đó kể từ ngày thành lập Phòng Pháp luật Quốc tế và Hợp tác quốc tế trực thuộc Bộ trưởng năm 1981.

Xin chúc mừng các anh chị cán bộ, công chức Vụ Pháp luật quốc tế nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Vụ Pháp luật quốc tế. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả mọi người đã ủng hộ, đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúc Vụ ta tiếp tục thành công rực rỡ trong thời gian tới!

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.