Nhiều cổ vật chùa Bổ Đà bị mất cắp

Nhiều cổ vật chùa Bổ Đà bị mất cắp
(PLVN) - Sau 2 năm chùa Bổ Đà (Bắc Giang) được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, pho tượng Quan âm Tống tử bằng gỗ có niên đại khoảng 200 năm bị mất cắp vẫn chưa được tìm ra. Trước đó khá nhiều cổ vật ở ngôi chùa này cũng đã bị đánh cắp. Việc bảo vệ cổ vật vẫn đang là nỗi lo cần có lời giải. 

Chùa Bổ Đà có từ thời Lý (thế kỷ XI), được đại trùng tu vào thời Lê Trung Hưng - niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX); là một trong những trung tâm Phật giáo lớn thuộc thiền phái Lâm Tế, một trong những ngôi chùa độc đáo cổ kính và lớn nhất vùng đất Kinh Bắc. Đây cũng là nơi các vị tổ sư thuyết pháp đào tạo các tăng ni. Các bản khắc gỗ dùng để in ấn kinh sách ngày nay còn lưu lại bao gồm gần 2000 bản thuộc các bộ kinh luật Đại thừa, như: Lăng nghiêm chính mạch, Yết ma hội bản, Nam hải ký qui...để phục vụ cho việc đào tạo truyền bá kinh Phật. Bộ bản khắc này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và là bộ bản khắc gỗ kinh Phật có niên đại lâu đời nhất ở Việt Nam.

Vườn tháp trong khuôn viên chùa với hàng trăm ngôi tháp cổ chứa xá lị, tro cốt nhục thân của hàng nghìn vị tăng, ni thuộc thiền phái Lâm Tế với diện tích gần 8000 m2 cũng là vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam. Điểm đặc biệt là các ngôi tháp đều được xây dựng bằng gạch, dùng đất, vôi mà vật để chít mạch và vẫn bền vững hàng trăm năm qua. Vườn tháp chùa Bổ Đà được xây dựng trong khoảng 300 năm, kể từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch. Đặc biệt, có ngôi tháp an táng tới 26 nhà sư, đây là những nhà sư là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, khi sống gắn bó với nhau nên khi qua đời vẫn muốn được nằm cạnh nhau.

 

Có lẽ chính bởi có gần 1000 năm lịch sử và lưu giữ nhiều bảo vật quan trọng có tính lịch sử và văn hoá nên chùa Bổ Đà từng bị đạo chích viếng thăm rất nhiều lần. Năm 2009 chùa bị kẻ gian lấy mất 6 pho tượng phật, đầu năm 2016, kẻ trộm đã đột nhập lấy đi 1 chiếc chóe cổ và 4 lộc bình, năm 2017 lại mất pho tượng Quan âm Tổng tử. Sau sự việc trên, chúng tôi hỏi về việc tìm cách để bảo vệ cổ vật quý giá, “Nhà chùa đã lắp camera bảo vệ, hàng đêm cơ quan công an đều cử một chiến sỹ vào giúp nhà chùa canh giữ tuy nhiên với cơ sở vật chất sơ sài như hiện nay, nhà chùa rất lo lắng vì nạn mất cắp vẫn có thể xảy ra”- Thượng toạ Thích Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà cho biết. 

Cũng về việc tăng cường công tác an ninh trật tự cho chùa Bổ Đà, ông Nguyễn Đại Lượng, phó chủ tịch huyện Việt Yên cho biết, ngày xưa chùa Bổ Đà chủ yếu là nơi tu tập của các tăng ni sơn môn. Hiện nay chùa đã mở rộng cho du khách vào thăm. Trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm có từ 300 đến 500 ngàn người. Với quy mô đường vào hiện tại là chưa đáp ứng được việc đi thăm quan, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự. 

 

Cũng chính vì các yếu tố nói trên, năm 2016, nhà chùa đã xin phép xây dựng tam quan và cổng bảo vệ. Theo văn tự và bia đá còn lưu giữ tại chùa Bổ Đà, vào những năm đầu thế kỷ XX, cách đây hơn 100 năm, các nhà sư tu tập tại chùa cùng phật tử đã từng tiến hành xây dựng tam quan cho chùa Bổ Đà. Khi đó đường xá cũng như vận tải rất khó khăn, gỗ xây chùa được vận chuyển về từ phía Bắc, theo đường sông. Khi kéo bè gỗ dùng để xây dựng tam quan về đến khu vực Đáp Cầu, bè va vào đá ngầm và vỡ. Một phần gỗ trôi xuôi vớt được đã dùng xây chùa Đáp Cầu (Bắc Ninh). Một phần lớn gỗ được vớt lên xây cổng tam quan của chùa Yên Ninh (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Trong quá trình xây dựng, một số chi tiết của công trình đã không được làm đúng theo thiết kế khiến cho công trình cổng bảo vệ tới nay vẫn dở dang. 

 Ông Nguyễn Đại Lượng, phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết: “Góc độ địa phương, chúng tôi cho rằng cổng Tam quan là nơi rất có ý nghĩa đối với các ngôi chùa nói chung, chùa Bổ đà nói riêng, mong muốn được giữ gìn Tam quan như là các thầy ở Sơn môn đã xây dựng. Việc xây dựng cổng chùa cũng rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh trật tự. Với các yếu tố nói trên, chúng tôi mong muốn được chính phủ, Bộ VH-TT-DL cho phép để các thầy thực hiện Tam quan, cổng một cách phù hợp vừa là theo di nguyện của các bậc tiền tổ và cũng góp phần vào việc phát huy giá trị của di sản”. 

Dư luận nhân dân tại huyện Việt Yên, xã Tiên Sơn (Bắc Giang) cũng như nhiều người dân lo lắng về việc bảo vệ các di sản quý giá của chùa Bổ Đà mong muốn sớm có giải pháp phù hợp cho việc xây dựng cổng bảo vệ của ngôi chùa có nhiều giá trị độc đáo và cổ kính bậc nhất ở vùng kinh Bắc. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.