Nhiều chính sách phúc lợi được Chính phủ xem xét vì người cao tuổi

Nhiều chính sách phúc lợi được Chính phủ xem xét vì người cao tuổi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, có các chính sách phúc lợi, chính sách phát huy hơn nữa những kinh nghiệm quý báu của người cao tuổi.

Chiều qua, 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn cán bộ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và 30 người cao tuổi tiêu biểu của TP. Hà Nội nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) và Tháng Hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2017.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi ân cần nhất tới người cao tuổi trong cả nước nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi.

“Người cao tuổi quan trọng với non sông, đất nước, quan trọng với từng gia đình. Trong kháng chiến cũng như trong hòa bình, người cao tuổi luôn đóng góp lớn, là trụ cột trong từng gia đình, đóng góp xây dựng thế hệ trẻ. Nhiều cụ tiếp tục suy nghĩ về khoa học công nghệ, lao động sản xuất trực tiếp, tham gia các phong trào ở địa phương”, Thủ tướng bày tỏ.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã có nhiều hoạt động, chính sách, quy định để đưa Luật Người cao tuổi Việt Nam vào cuộc sống. Đến nay, hệ thống Hội Người cao tuổi từ Trung ương đến địa phương đã hoạt động nhịp nhàng, sôi nổi; các cuộc vận động của người cao tuổi rất thiết thực, hiệu quả. 

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, có các chính sách phúc lợi, chính sách phát huy hơn nữa những kinh nghiệm quý báu của người cao tuổi.

“Tôi ví dụ, ngoài nghiên cứu trợ cấp xã hội, thì chúng ta đặt vấn đề trại dưỡng lão. Trước đây nhiều ý kiến rất phản đối vì cho rằng con cái bất hiếu, không chăm sóc các cụ nhưng bây giờ có cụ thích cuộc sống độc lập, con cháu bận rộn, thứ 7, Chủ nhật đi thăm các cụ, có nơi chăm sóc là rất quan trọng. Vấn đề này cần được thảo luận”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ thêm: “Hay tôi nói chuyện bác sĩ gia đình, một xu hướng của thế giới, để các cụ có người theo dõi chăm sóc sức khỏe ở xã, ở phường. Có cụ được đo huyết áp, cụ thì tim mạch để biết chi tiết từng bệnh. Nếu mình dự phòng tốt, phát hiện sớm thì mọi bệnh tật có thể giải quyết được. Hay bệnh viện lão khoa, hiện nay hệ thống còn ít, cần quan tâm cái này”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm những người đối xử không tốt với người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi; lên án hành vi không tốt đối với người cao tuổi.

“Chúng tôi rất quan tâm ý kiến các cụ nói là phải có phúc lợi cho người cao tuổi. Phải có chỗ tập, có sân, có câu lạc bộ… để người cao tuổi có điều kiện hoạt động”, Thủ tướng cho biết và cam kết Chính phủ tuy bận rộn nhưng luôn lắng nghe và quan tâm xử lý các vấn đề cần thiết đối với người cao tuổi, nhất là thể chế, chính sách pháp luật hay những trường hợp cụ thể.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Hội đã tập hợp được hơn 8,6 triệu hội viên và 100% xã, phường, thị trấn đều có tổ chức hội cơ sở, với trên 100.000 chi hội và 250.000 tổ hội. Cả nước có trên 1,24 triệu người cao tuổi tham gia công tác Đảng, tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng bản, Ban Công tác Mặt trận, tổ hòa giải, khuyến học, bảo vệ an ninh, tự quản.

Có hơn 67% người cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất; hơn 350.000 người cao tuổi được tôn vinh danh hiệu làm kinh tế giỏi; hơn 100.000 người cao tuổi đang làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm thu nhập cho con cháu và cho nhiều lao động cộng đồng.

Theo bà Phạm Thị Hải Chuyền, trong tổng số trên 10 triệu người cao tuổi, số người hưởng lương hưu và trợ cấp xã hội hằng tháng gần 1,6 triệu người; còn khoảng trên 30% chưa có chế độ bảo trợ xã hội hoặc trợ cấp khác, phần đông phụ thuộc con cháu, rất cần sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.

Đến nay vẫn còn một số chính sách với người cao tuổi chưa được các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện như “Ưu đãi về vốn tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo”; giảm giá vé, giá dịch vụ khi người cao tuổi sử dụng một số dịch vụ giao thông công cộng; tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh…

Tin cùng chuyên mục

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.