Nhiều bất cập trong thực hiện Luật phòng, chống mua bán người

Bộ Công an phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện trực tuyến Chung tay phòng, chống mua bán người .
Bộ Công an phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện trực tuyến Chung tay phòng, chống mua bán người .
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, sau gần 10 năm thi hành Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ nhiều bất cập như việc các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phòng, chống mua bán người hầu hết được ban hành đã lâu, nên nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay…

Nhiều quy định không còn phù hợp

Luật Phòng, chống mua bán người có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2012. Việc ban hành đạo luật chuyên ngành về phòng, chống mua bán người đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Bên cạnh đó, còn có ý nghĩa chính trị cả về đối nội cũng như đối ngoại, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.

Những kết quả triển khai Luật Phòng chống mua bán người đã giúp kiềm chế sự gia tăng của tội phạm mua bán người, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người còn nhiều bất cập. Cụ thể, tại dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Bộ Công an cho biết, sau gần 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ nhiều bất cập, như việc các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phòng, chống mua bán người hầu hết được ban hành đã lâu, nên nhiều quy định không còn phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay (như về các chế độ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán);

Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người và liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người còn chưa phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong thực hiện (như chưa có quy định về chi phí phiên dịch cho nạn nhân là người nước ngoài, nạn nhân là người dân tộc thiểu số trong quá trình tiếp nhận nạn nhân lấy lời khai hoặc trong hỗ trợ nạn nhân lưu trú tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội; cơ quan được giao quyết định hỗ trợ văn hóa, học nghề theo quy định của Luật và Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người còn khác nhau; quy định thời gian được hỗ trợ khác nhau giữa các văn bản)...;

Theo đó, Bộ Công an cho rằng, những bất cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này và đặt ra vấn đề cần sửa đổi Luật, do đó việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) là cần thiết để thể chế hóa quan điểm của Đảng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống mua bán người; đồng thời, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Cần quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân

Luật Phòng chống mua bán người năm 2011 và Nghị định số 62/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ đã quy định những căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán, tuy nhiên trong thực tế, phía Công an Trung Quốc không chỉ đề nghị xác minh, trao trả nạn nhân bị mua bán mà còn có những người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động, làm thuê (khi bị lực lượng Công an Trung Quốc kiểm tra đã tự khai nhận là nạn nhân để tránh bị xử phạt) nên việc xác định trường hợp nào là nạn nhân bị mua bán, trường hợp nào không phải nạn nhân để tiếp nhận và có chế độ hỗ trợ gặp nhiều khó khăn.

Bộ Công an cho biết, trong những năm qua, tình trạng phụ nữ, trẻ em đi khỏi địa phương không rõ lý do có nhiều diễn biến phức tạp, trong số này có người bị dụ dỗ, lừa gạt đưa sang Trung Quốc bán, có người đi khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm, có người vì lý do khác nhau mà bỏ nhà đi… Do vậy, việc tiếp nhận, phân loại, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm mua bán người gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, đa số các vụ mua bán người thường xảy ra ở ngoài địa bàn hoặc có khi xảy ra tại nước ngoài nên công tác phát hiện ban đầu, cũng như quá trình tiếp nhận điều tra, xác minh củng cố chứng cứ phạm tội của các đối tượng gặp nhiều khó khăn do thời gian xảy ra đã lâu, các loại giấy tờ liên quan sau khi ra nước ngoài bị các đối tượng thu giữ, bị hại còn bị giam giữ không cho về nước nên việc thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội đòi hỏi mất nhiều thời gian, phải kết hợp sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ. Một số phụ nữ sau khi bị lừa bán ra nước ngoài trở về nước thường có tư tưởng mặc cảm, né tránh không muốn đến cơ quan Công an đến làm việc…

Theo Bộ Công an, nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên là do chưa có quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân bị mua bán trong Luật, cụ thể là quy định về một số khái niệm như: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận chuyển giao; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nhằm mục đích để mua bán người; quy định cụ thể về các tiêu chí giấy tờ, tài liệu và tiêu chí thực tế để xác định một người là nạn nhân bị mua bán.

Trước thực trạng trên, tại dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất 3 giải pháp để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1, quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân, trong đó, dự kiến sẽ quy định cụ thể về một số khái niệm như: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận chuyển giao; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nhằm mục đích mua bán người; quy định cụ thể về các tiêu chí giấy tờ, tài liệu và tiêu chí thực tế để xác định một người là nạn nhân bị mua bán.

Giải pháp 2, giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành (không quy định cụ thể tiêu chí xác định nạn nhân trong Luật phòng, chống mua bán người).

Giải pháp 3, chỉ quy định các tiêu chí mang tính nguyên tắc để xác định nạn nhân trong Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết…

Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đọc thêm

Chỉ có thông tin người cha trên Giấy khai sinh có được không?

Cảnh sát lấy lời khai đối tượng Katerynchyk Roman. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Bạn Trần Văn Toán (Hà Nội) hỏi: Tôi và bạn gái quen nhau chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có con. Hiện nay bạn gái cùng gia đình nhà bạn ấy không chấp nhận, họ đã gửi con tôi vào cô nhi viện. Tôi biết vậy nên đã đến cô nhi viện nhận lại con và dự định sẽ nuôi con. Vậy xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể tự đi làm Giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục đăng kiểm khi bị phạt nguội?

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Bạn Hoàng Tùng (Hà Nội) hỏi: Hôm nay tôi vừa nhận được thông báo phạt nguội đối với xe ô tô của tôi, nhưng mai là ngày xe đã hết hạn đăng kiểm. Vậy xin hỏi, phải làm những thủ tục gì để ngày mai xe tôi được đăng kiểm?

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?