Nhiễm trùng nội tạng, tử vong sau ca nâng ngực

Cô Somany Yen, quản lý phòng khám thẩm mỹ MD7
Cô Somany Yen, quản lý phòng khám thẩm mỹ MD7
(PLO) - Sau một biến chứng không được tiết lộ, khách nữ thực hiện dịch vụ nâng ngực được đưa tới khoa chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện tư gần đó với triệu chứng nhiễm trùng nội tạng; 3 ngày sau khi trải qua các thủ tục dao kéo, nạn nhân qua đời. 

Tháng 11/2016, Ros Sokny, một nữ doanh nhân đến từ Kratie (miền Đông Campuchia), có chuyến đi dài 5 tiếng đồng hồ đến phòng khám De Beaute - một bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân- nằm kín đáo ở rìa phía Tây Phnom Penh. 

Bi kịch từ làm đẹp

Vài tháng trước, Sokny muốn phẫu thuật nâng ngực, và đến tháng 10/2016, bà mẹ 4 con này quyết định đến với De Beaute để thực hiện ước mơ với gói dịch vụ khuyến mãi nhận được thông qua Facebook. Sau khi tâm sự với ông xã về quyết định của mình, Sokny đặt dịch vụ, trả cho cơ sở thẩm mỹ này số tiền tương đương 3.000 USD và lái xe đến Phnom Penh để được tư vấn. 

Ca phẫu thuật của Ros Sokny nhìn chung tương đối đơn giản, và cơn ác mộng chỉ đến khi cô được gây mê. Sau một biến chứng không được tiết lộ, Sokny được đưa tới khoa chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện tư gần đó với triệu chứng nhiễm trùng nội tạng; 3 ngày sau khi trải qua các thủ tục dao kéo, Sokny qua đời. De Beaute bị đóng cửa,  đặt dưới sự giám sát của cảnh sát với tội danh liên quan đến cẩu thả trong điều trị. 

Cái chết của Ros Sokny làm xôn xao khắp Campuchia, nhưng theo tin từ cảnh sát thì “nghi phạm” tại bệnh viện De Beaute đã kịp “bùng” trước khi bị thẩm vấn. Không rõ có bao nhiêu đối tượng hoạt động ở bệnh viện phẫu thuật tư này, nhưng theo ông Song Ly -Phó cảnh sát trưởng Phnom Penh, cảnh sát vẫn đang để mắt tới các nghi phạm.

Sau cái chết đột ngột của Ros Sokny, ông chồng Phai Veasna bày tỏ: “Tôi khóc cạn nước mắt. Giờ đây, tôi phải bươn chải một mình để trả hết các khoản nợ nần mà vợ tôi đã dùng cho phẫu thuật cũng như nuôi dạy các cháu. Tôi thật sự không biết mình sẽ xoay sở ra sao khi không có bà xã bên cạnh. De Beaute không hề liên lạc hay bồi thường tổn thất cho chúng tôi. Vợ tôi vẫn còn trẻ và tràn trề nhựa sống. Đây là sai lầm lớn nhất của nhà chúng tôi. Khi hoàn cảnh của vợ tôi bị rủi ro, bác sĩ phẫu thuật ở De Beaute gợi ý chúng tôi chuyển sang bệnh viện khác để điều trị”.

Có một thực tế là tầng lớp trung lưu ở Campuchia đang có nhu cầu ngày càng tăng trong tìm kiếm các thủ tục thẩm mỹ để trở nên xinh đẹp hoặc nổi tiếng. Một làn sóng xây dựng các phòng khám mới như hời hợt kiểm soát như kiểu De Beaute, thường cung cấp dịch vụ làm đẹp giá rẻ để lôi cuốn khách hàng.

Theo bà Thida Khus, một nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng, giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ ở Phnom Penh tên là Silaka: “Rất nguy hiểm. Không có cơ chế giám sát hay giới hạn hiệu quả,  nhà nước lại không chịu trách nhiệm giám sát. Đã có nhiều trường hợp khách hàng muốn đi chỉnh mũi nhưng sau đó lại rước phải biến chứng khủng khiếp do phẫu thuật quá tệ”. 

Hoạt huyết não và khử độc gan là những dịch vụ đang triển khai tại phòng khám Vita Longa
Hoạt huyết não và khử độc gan là những dịch vụ đang triển khai tại phòng khám Vita Longa 

Nỗi lo “hành nghề chui”

Một báo cáo được công bố bởi Công ty nghiên cứu Grand View (Grand View Research) vào tháng 6/2016 nói rằng, năm 2014, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã là thị trường thẩm mỹ y tế lớn nhất thế giới.

Bà Preedinoot Sripradoo - giám đốc của phòng khám Vita Longa ở khu hạng sang Boeung Keng Kang 1 (Phnom Penh) chuyên về các dịch vụ làm trẻ hóa tế bào gốc dựa trên nhau thai- tin rằng, có sự tăng trưởng của ngành công nghiệp làm đẹp bởi nhiều người tin rằng một khuôn mặt không vết nhăn, đôi môi tiêm collagen khẳng định sự hoàn hảo trong một xã hội Campuchia đang ngày một giàu đẹp.

“Hãy tưởng tượng rằng bạn đã không đẹp mà lại xấu, thì bạn luôn cảm thấy bất an, không tin vào chính mình. Bạn ngại đi đây đó, hay làm gì đó, cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, chán chường”. 

Bà Sripradoo tuyên bố, trong vòng 5 năm qua, Bộ y tế Campuchia đã làm việc hết sức chăm chỉ “trước làn sóng bùng nổ các phòng khám mới”. “Các quy định của họ rất nghiêm ngặt”, bà Sripradoo nói thêm. Song, những bác sĩ khác lại hết sức lo âu với sự thiếu giám sát của nhà chức trách.

Bà Sem Rotana, chủ nhân của phòng khám Dr Skin trong một tòa chung cư ở gần Boeung Trabek, phân trần: “Để mở được một phòng khám có giấy phép của Bộ Y tế, cần phải là bác sĩ có chuyên môn. Xui là, nhiều phòng khám hôm nay không có những điều kiện này.” 

Nhưng ngay cả khi bác sĩ có chứng chỉ thì vẫn không dám cam đoan chất lượng sẽ tốt. Bà Thida Khus giải thích: “Các phòng khám làm đẹp tư nhân cung cấp những dịch vụ và chương trình dào tạo. Có tiền là bằng trao ngay mấy hồi”.

Chị Somany Yen, người quản lý phòng khám MD7 tại Nam Phnom Penh, nhất trí cho rằng một số lượng các học viên phải có chứng chỉ hành nghề sau khi được đào tạo tối thiểu: “Họ đi học một khóa học ngắn hạn 3 tháng hay 4 tháng và tự nghĩ rằng đã đủ tay nghề làm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, đường hoàng ra hành nghề”.

Bà Sok Kanha, Phó giám đốc của Sở thông tin y tế và kế hoạch hóa thuộc Bộ Y tế Campuchia, lên tiếng khẳng định: “Điều mà chúng tôi muốn là, chúng tôi chỉ cung cấp giấy phép cho bệnh viện, các phòng khám đa khoa và phòng khám tư nhân. Tôi cũng không chắc lắm về việc trong Bộ Y tế có những chính sách nào đó về phòng khám thẩm mỹ”. 

Bác sĩ phẫu thuật tạo hình Reid Sheftall - điều hành một trong số các phòng khám tư ở Bệnh viện trung ương Phnom Penh - kể: “Khi tôi đến Phnom Penh, phụ nữ nơi đây đã đến những phòng thẩm mỹ, đặt giác hút âm lên ngực và nghĩ rằng cách đó sẽ làm cho bộ ngực to hơn, nhưng chỉ làm rách dây chằng mà thôi. Thật là tồi tệ”. 

Bác sĩ phẫu thuật tạo hình Reid Sheftall
Bác sĩ phẫu thuật tạo hình Reid Sheftall

Làm đẹp thời...Facebook

Bà Thida Khus cho hay: “Hồi trước, giá dịch vụ làm đẹp rất rẻ, nhưng người dân vẫn không đủ khả năng  chi trả, còn giờ đây thì rất khác. Phong cách làm đẹp Hàn Quốc là nguồn cảm hứng tạo nên sự sôi động của thị trường thẩm mỹ. Điện ảnh Hàn Quốc “xâm lược” nước tôi, phim ảnh Hàn tác động lớn đến dân cư Campuchia”. 

Mạng xã hội cũng tác động mạnh mẽ tới ngành công nghiệp làm đẹp, được các phòng thẩm mỹ tận dụng triệt để cho tiếp thị sản phẩm. Bà chủ Sripradoo tuyên bố: “Facebook là nguồn truyền thông chủ lực ở Campuchia”.

Thực vậy, trang facebook của Vita Longa thường xuyên “up” những hình ảnh bóng bẩy về những bệnh nhân có làn da trắng muốt, mắt tròn xoe, dung mạo xinh đẹp hết cỡ. Những chiến dịch khuyến mãi cũng tung hết chiêu nào là “giảm cân siêu tốc”, “khử độc gan”, “hoạt hóa não và tăng cường sắc đẹp” cũng như các gói trị liệu laze. 

Dù đóng cửa, không còn hoạt động song De Beaute vẫn còn một trang facebook đang hoạt động với một loạt các bài đăng năm 2016 giới thiệu đủ các dịch vụ làm đẹp như “gọt và nâng mũi” với giá chưa tới 2.000 USD, “làm má lúm đồng tiền” có giá 250 USD, hút mỡ là 1.600 USD và nâng ngực là 3.500 USD”.

Trong khi đó, phòng khám Dr Skin lại sử dụng các ngôi sao nhạc Pop, diễn viên hay người mẫu người Campuchia để quảng cáo các dịch vụ làm đẹp của họ như “mặt hình chữ V”. Dalice Katam Sovandalice, một trợ lý của Dr Skin tiết lộ, những người nổi tiếng Campuchia sẽ được ưu tiên giảm giá và đổi lại, họ sẽ quảng cáo cho thương hiệu.

Bà Sripradoo nhấn mạnh: “Tầng lớp khách hàng trung lưu đang phát triển. Họ tìm hiểu, tra cứu và kiểm tra thử trước khi quyết định làm đẹp. Lúc này đây, các phương pháp trị liệu y tế và tiêu chuẩn của ngành công nghiệp sắc đẹp đang lên cao hơn lúc nào hết”. 

Một phụ nữ Campuchia khai tên là Bopha, giải thích: “Qúy vị cần phải có niềm tin vững chắc về nơi mình đến dùng dịch vụ. Nhưng không phải phòng khám nào ở thủ đô Phnom Penh cũng hiệu quả cao. Đôi lúc, cần phải có thêm ai đó đã thử và giới thiệu thì mới chắc ăn được”.

Bopha là một trong số khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu ở Campuchia, hiện đang rất háo hức được làm đẹp cho bản thân
Bopha là một trong số khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu ở Campuchia, hiện đang rất háo hức được làm đẹp cho bản thân 

Bà Sem Rotana, chủ phòng khám Dr Skin kết luận: “Nếu khách hàng yêu thích, họ sẽ trở lại nhiều lần. Hôm nay, họ cần tiêm, ngày mai họ sẽ cần thứ khác”. Còn người chồng khốn khổ Phai Veasna rầu rĩ: “Một số bác sĩ thậm chí còn không dám chắc được về kết quả của họ”..../.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.