Nhật bản: Cho con đi nhà trẻ, cha mẹ như chơi xổ số

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Năm 2015, trên toàn nước Nhật đã có 14 trẻ tử vong trong các cơ sở chăm sóc trẻ em, trong đó 65% các vụ việc xảy ra ở các nhà trẻ không chính thức, khiến nhiều bậc phụ huynh ở nước này đang phải ngày ngày nơm nớp lo sợ mỗi khi gửi con tới nhà trẻ.

Khi Yuki Kai để con trai tại lớp học để đi làm, Kento vẫn là cậu bé nhanh nhẹn, sáng sủa như bình thường. Nhưng chỉ vài giờ sau đó, cậu bé 14 tháng tuổi đã qua đời. Tại thời điểm được tìm thấy trong tình trạng đang úp mặt xuống giường, cậu bé đã bị bỏ trong phòng mà không có bất cứ giáo viên nào chú ý đến trong 50 phút.

Kai cho đến nay vẫn bị tra tấn bởi những nghi vấn về những giờ phút cuối đời của cậu con trai nhỏ đáng yêu của mình cùng việc cô đã quyết định cho bé học ở cơ sở không chính thức. “Kento được một nhân viên ở nhà trẻ phát hiện đã tử vong khi người này vào phòng để đánh thức thằng bé dậy. Thằng bé đã ở một phòng riêng với các bạn vì bé khóc trước giờ ngủ trưa” -  Kai kể lại.

Vụ việc nói trên đã khiến cả nước Nhật vô cùng tức giận, đồng thời khiến các bậc cha mẹ ở nước này lo ngại khi chọn trường cho con, mà theo AFP là một “trò xổ số”: chuyên gia pháp lý Toko Teramachi cảnh báo những em bé ở các trung tâm chăm sóc không chính thức có nguy bị tai nạn “cao hơn 30 lần so với bình thường”.

Theo AFP, hệ thống nhà trẻ ở Nhật hiện chưa được đầu tư đúng mức và các nhà trẻ được chính phủ phê chuẩn thường quá tải, khiến nhiều bậc cha mẹ phải phụ thuộc vào những nhà trẻ khác, nơi các quy định về sỹ số lớp, các nhân viên chăm sóc và không gian của lớp học ít chặt chẽ hơn. Năm 2015, trên toàn nước Nhật đã có 14 trẻ tử vong trong các cơ sở chăm sóc trẻ em, trong đó 65% các vụ việc xảy ra ở các nhà trẻ không chính thức. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thời gian qua đã vấp phải một số chỉ trích về việc ông kêu gọi phụ nữ ở nước này sinh thêm con để đối phó với tình trạng dân số đang giảm mạnh, đồng thời tích cực làm việc để thúc đẩy kinh tế nhưng không cung cấp được một hệ thống các cơ sở chăm sóc trẻ em phù hợp để những phụ nữ có thể yên tâm đảm nhiệm công việc. Bộ Lao động Nhật Bản ước tính, trong năm ngoái, ít nhất 23.000 trẻ em ở nước này đã không thể tìm được một cơ sở chăm sóc trẻ chính thức. “Tôi không thể giành được một chỗ trong một cơ sở chăm sóc trẻ đã được chứng nhận. Tôi chẳng còn lựa chọn nào khác” – Kai kể. 

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nỗ lực của ông Abe nhằm đối phó với tình trạng thiếu các cơ sở chăm sóc trẻ em trên cả nước bằng cách nới lỏng các yêu cầu đối với những nhà giữ trẻ bao gồm cả chính thức và không chính thức sẽ khiến các cơ sở này trở nên nguy hiểm hơn với trẻ em.

Chuyên gia về phúc lợi trẻ em Hiroko Inokuma cho rằng kế hoạch nới lỏng quy định là một hành động liều lĩnh có thể dẫn đến nhiều tai nạn hơn. “Bạn không thể đặt mạng sống của con mình vào tay một người khác nếu chất lượng ở đó không được đảm bảo” – ông nói. Ông Inokuma – một giáo sư tại trường đại học thành phố Tokyo – cũng cho rằng việc duy trì chất lượng chăm sóc trẻ em phải được đảm bảo để bảo vệ tính mạng của trẻ. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.