'Nhận diện' lực lượng đặc nhiệm Israel

Lực lượng Ai Cập qua Kênh Suez vào ngày 7/10
Lực lượng Ai Cập qua Kênh Suez vào ngày 7/10
(PLO) -Tháng 8/1973, hai kẻ thù truyền thống của Israel, tổng thống Ai Cập Anwar-al-Sadat và tổng thống Sirya Hafez-al-Assad gặp gỡ bí mật tại thủ đô Damascus của Sirya, ký tên vào văn kiện tuyệt mật, quyết định liên kết với 9 nước Ảrập khác đồng loạt tấn công Israel vào ngày "Lễ chuộc tội". 

Tấn công Israel

Lúc 14 giờ 30, đúng vào thời điểm “Lễ chuộc tội” của người Do Thái, liên quân Ảrập do Ai Cập và Sirya đứng đầu bất ngờ mở cuộc tấn công vào Israel từ hai tuyến nam, bắc dọc theo kênh đào Suez và cao nguyên Golan.

Không quân Ai Cập cho 220 chiếc MiG ném bom, hủy diệt vào sở chỉ huy, doanh trại quân đội, sân bay, trung tâm liên lạc của quân đội Israel, chỉ sau không đầy 20 phút đã có 90% số mục tiêu bị tiêu diệt. 

Liền sau đó, hơn 2.000 khẩu pháo các cỡ của quân đội Ai Cập bố trí dọc theo bờ Tây kênh đào Suez bắn khoảng 3.000 tấn đạn sang trận địa quân Israel. 8.000 quân cảm tử Ai Cập ngồi trên 1.000 chiếc xuồng cao su và xe thiết giáp lội nước, dưới sự yểm trợ của pháo binh, vượt sông trên tuyến chính diện dài khoảng 10 dặm. 

Nửa tiếng sau, quân Ai Cập đã trèo lên được bờ đập phía Đông cao khoảng 17 mét của Israel, chiếm lĩnh, chọc thủng "phòng tuyến Berlev" mà Israel xây dựng suốt 8 năm. Sau 24 tiếng, quân đoàn 2, quân đoàn 3 của Ai Cập chiếm lại thị trấn Kanpela và Hated.

Sang ngày thứ 3, phía Israel điều động 3 lữ đoàn thiết giáp phản công lại trên toàn tuyến, nhưng bị quân Ai Cập giáng trả tổn thất nặng. Trong trận này, lữ đoàn thiết giáp chủ bài của Israel - lữ đoàn 190 - bị tiêu diệt toàn bộ, lữ đoàn trưởng bị bắt làm tù binh.

Tại thời điểm này, 6 sư đoàn bộ binh của Ai Cập đổ bộ lên bờ đông của kênh đào, khống chế trên một khu vực có chiều dài 100km, chiều sâu 10km. Quân đội Israel rơi vào trạng thái bị động. 

Cùng lúc này, trên tuyến phía Bắc, Sirya đưa 2 sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn bộ binh, chia làm 3 mũi tấn công mạnh vào trận địa Israel trên cao nguyên Golan. Sau 72 tiếng giờ, quân Sirya đã vượt qua ranh giới xác lập trong thỏa thuận ngừng bắn Sirya - Israel trong "Cuộc chiến ngày 5/6".

3 lữ đoàn thiết giáp và bộ binh của Israel bị thiệt hại nặng. Các quốc gia Ảrập như Iraq, Kuwait, Jordan, Algeria, Libya, Ảrập Xê út, Sudan, Tunisii, Monaco đồng loạt gửi quân tham chiến. Tổng thống Iraq Sadam Hussein gửi đến sư đoàn xe tăng cận vệ tổng thống do chính người em họ chỉ huy. 

Israel rơi vào tình huống nguy cấp. Những nhân vật thuộc phái "diều hâu” hiếu chiến đã đề xuất ném 13 quả bom nguyên tử, oanh kích các nước Ảrập. Số khác cho rằng, cần phá hủy con đập ngăn nước lớn nhất thế giới do Ai Cập xây dựng nằm trên thượng nguồn sông Nil.

Bởi khi vỡ đập, lượng nước chứa trong hồ sẽ nhấn chìm toàn bộ vùng đồng bằng phì nhiêu của Ai Cập. Trước những đề xuất này, Thủ tướng Israel và nội các chính phủ chưa biết chọn phương án nào để thoát vây khỏi các nước Ảrập. 

Trong lúc khó khăn thì Tổng thống Nixon của Mỹ thông báo, cơ quan tình báo Mỹ và Israel đã phát hiện được những dấu hiệu tình báo vô cùng quan trọng và đang tiến hành phân tích. Dự đoán, sau 24 giờ nữa, cục diện chiến tranh giữa Israel và Ai Cập sẽ có những thay đổi rất lớn. Thủ tướng Meyer kiên quyết không đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời cho truyền đạt mệnh lệnh tối khẩn: "toàn tuyến tử thủ trong 24 tiếng đồng hồ”. 

Phá vây

Vài tiếng sau, thủ tướng Meyer nhận được một tập không ảnh do vệ tinh trinh sát của Mỹ chụp về tình hình bố trí lực lượng trên khu vực chiến trường kênh đào Suez. Tổng tham mưu trưởng lục quân báo cáo kết quả nghiên cứu:

Sau khi vượt qua kênh đào Suez, quân đoàn 2 và 3 của Ai Cập ở khu vực tuyến một chỉ tập trung binh lực và trang bị cho mũi chủ yếu, còn lực lượng ở hai cánh đều co lại, tạo thành hai mũi tấn công ở hai bên Dewswa. Như vậy, giữa hai quân đoàn này đã xuất hiện một khe hở rộng khoảng 10km. Theo thông tin của Mỹ cung cấp, khe hở này đang có xu hướng tiếp tục dãn rộng. 

Ở thời điểm hiện tại, Ai Cập đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện ra điều này". Viên Tổng tham mưu trưởng chỉ vào bản đồ, khẳng định: "Chúng tôi đã đánh giá sơ bộ, nếu cho một lực lượng tinh nhuệ, qua khe hở này đi sâu vào phía sau đội hình tấn công của địch, như vậy, dù sau đó ta đánh sang trái hay bên phải đều có thể bao vây được một quân đoàn địch, tất nhiên, nếu thuận lợi, thì sẽ giành được thắng lợi lớn hơn nữa, cả cục diện chiến trường sẽ có sự thay đổi rõ rệt". 

Xe tăng Israel trên cao nguyên Golan trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel
Xe tăng Israel trên cao nguyên Golan trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel

Sau khi phân tích những thuận lợi và cả bất lợi, Thủ tướng Meyer quyết định giao nhiệm đặc biệt này cho lực lượng đặc nhiệm của A.Sharon bằng văn bản với đại ý:

Có dấu hiệu cho thấy, chiến trường chính diện quân Ai Cập đã xuất hiện khe hở, nội các và Bộ Tham mưu đang nghiên cứu một phương án tác chiến mới, lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng nhận lệnh, thực hiện nhiệm vụ. 

Hành động bất ngờ

Xẩm tối, trên hoang mạc Sinai xuất hiện một đoàn xe thiết giáp chạy thẳng vào trung tâm chiến tuyến của quân Ai Cập. Người chỉ huy mũi đột kích này chính là A.Sharon. Đi sau xe chỉ huy là 13 chiếc xe tăng T54, T55 do Liên Xô sản xuất, 10 chiếc xe bọc thép và 200 lính đặc nhiệm dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Đoàn xe đều được sơn cờ hiệu quân đội Ai Cập. 

Khi đến gần kênh đào Suez, sau khi nhận được báo cáo của sĩ quan đi trên chiếc xe dẫn đường rằng quân Ai Cập đã phát hiện ra hành động bất thường, Sharon hạ lệnh, "Nói - với chúng, đội thiết giáp biệt phái thuộc quân đoàn 2 trở về bờ Tây làm nhiệm vụ!”. Trong khi trả lời lại quân Ai Cập bằng tín hiệu liên lạc, đội hình đoàn xe tiếp tục chạy hết tốc lực hướng về phía đường xuống bến vượt sông. 

"Xin chào! Xin chào những chiến sĩ đến từ bờ Đông”. Từ trong chòi gác, một thiếu úy trong lực lượng bảo vệ bến vượt sông của Ai Cập chạy ra. Anh ta tiếp tục hét lên với những chiếc xe đang ầm ầm lao tới. Mấy người lính đang đứng gác cũng buông súng, bước ra ngoài ụ súng. "Tằng, tằng, tằng...!" những luồng đạn từ khẩu súng máy 7,62 ly hai nòng gắn trên tháp pháo chiếc xe tăng T55 bay ra.

Viên thiếu úy bất ngờ đưa tay xuống hông, luống cuống móc súng. Nhưng một chiếc xe tăng đang đà chạy đã lao tới cuốn anh ta vào trong dải bánh xích của nó. Lúc này, số lính gác như bừng tỉnh, vội vàng nổ súng chống trả. Do lực lượng quá chênh lệch, toàn bộ số lính trong trận địa gác bến vượt sông đều bị tiêu diệt, trận địa rơi vào tay quân Israel. 

Đảo ngược tình thế

Khi cơ động đến trận địa chính, quân Ai Cập sử dụng súng chống tăng và hỏa tiễn chống trả. Hai xe tăng của Isarael trúng đạn bốc cháy dữ dội, nhưng đội hình đoàn xe vẫn không dừng lại. Lúc này, chiếc xe tăng số hiệu 004 đã bắn trúng hỏa điểm súng chống tăng của quân Ai Cập, khiến vài lính Ai Cập bốc cháy, kêu la thảm thiết, lao ra ngoài và lập tức bị tiêu diệt.

Sharon quyết định cho đội hình đột phá khu vực giữa, đánh vu hồi hai bên sườn, nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch co cụm. Sau 30 phút đoàn xe đã tới được bờ sông và tiến lên cầu phao để sang đất Châu Phi. Một bức điện được Sharon chuyển về cho Thủ tướng Meyer. 

Đêm 19/10, lực lượng đặc nhiệm và tổ công binh bắc xong hai chiếc cầu phao. Một lực lượng lớn xe thiết giáp Israel đang chiến đấu trên chiến trường Sinai đã nhanh chóng vượt qua hai chiếc cầu này chuyển sang bờ Tây kênh đào, đánh bọc chặn đường lui của quân Ai Cập. 

Theo lệnh của Sharon, lực lượng đặc nhiệm thực hiện chiến thuật tốp xe tăng chiến đấu. Mỗi đại đội xe tăng đi kèm với vài tổ đặc nhiệm ngồi trên xe bọc thép chở quân và tổ súng tên lửa chống tăng tìm những khu vực phòng ngự mỏng của quân Ai Cập để tiêu diệt.

Họ phá hủy hệ thống tên lửa phòng không, trận địa pháo, sở chỉ huy và các căn cứ của Ai Cập tại hậu phương. Sharon nhằm đúng vào điểm yếu của hệ thống phòng thủ mỏng của quân Ai Cập, điều động lực lượng chiến đấu rất hiệu quả.

Quân Israel cử ra hơn mười đội đột kích, chuyên tìm và tấn công phá hủy các dàn tên lửa SAM của quân đội Ai Cập bố trí dọc theo bờ Tây kênh đào. "Lá chắn phòng không" do Ai Cập xây dựng bằng hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô bố trí dọc theo kênh đào đã bị Sharon xé toang một mảnh trên chiều dài 30km. 

Thành công của lực lượng đặc nhiệm Israel tại bờ Tây kênh đào đã làm thay đổi tình thế bất lợi của quân Israel lúc trước. Lực lượng quân đội Israel vượt qua cầu phao đã cắt đứt đường rút của quân đội Ai Cập, các quân đoàn 2 và 3 của Ai Cập đang chiến đấu trên bờ đông kênh đào bị rơi vào tình thế phải chống đỡ cả hai mặt. Đến ngày 22/10, quân Ai Cập bị buộc phải thực hiện chuyển sang phòng thủ trên toàn tuyến. 

Trận tập kích vượt kênh đào Suez của lực lượng đặc nhiệm Israel đã trở thành bước ngoặt cho cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư. Có thể nói, lực lượng đặc nhiệm đã đưa Israel quay về từ ranh giới của sự diệt vong.../.

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 64, ngày 1/8/2016)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.