“Thần binh” Israel tập kích Uganda như thế nào? Kỳ 2: Ngày Thứ Năm

Lực lượng đặc nhiệm của Israel hiện nay.
Lực lượng đặc nhiệm của Israel hiện nay.
(PLO) -Có thể nói, vụ bắt cóc con tin này là hệ quả của mâu thuẫn âm ỉ giữa Israel và Palestine từ nhiều năm; trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do sự bành trướng của Israel đã khiến nhóm Hamas tìm mọi cách chống lại bằng bạo lực mà chưa tìm được lối thoát.

Trước sự việc, nội các Chính phủ Israel có hai quan điểm khác nhau: Số ôn hòa thì mong muốn vấn đề sẽ được giải quyết bằng thương lượng hòa bình. Những người theo quan điểm cứng rắn thì mong muốn giành lại con tin bằng phương pháp sử dụng vũ lực. Trong hoàn cảnh hiện tại, Chính phủ Israel bắt buộc phải đồng thời thực hiện cả 2 giải pháp. 

Tương kế tựu kế

Một mặt, Bộ Ngoại giao Israel đề nghị nguyên thủ một số cường quốc và Tổng thư ký LHQ can thiệp, yêu cầu chính phủ và Tổng thống Uganda thuyết phục nhóm du kích, giải quyết vấn đề trên lập trường nhân đạo.

Chính phủ Pháp cũng yêu cầu các nước châu Phi thể hiện thiện chí cộng tác giúp đỡ, nhưng các nước này thể hiện thái độ khác nhau. Các nước hiện đang giam giữ bọn khủng bố thể hiện lập trường cứng rắn, không khoan nhượng. Các biện pháp này không làm vơi đi áp lực từ phía gia đình, người thân những con tin đang bị bắt giữ.

Sau một loạt các biện pháp ngoại giao, đến 13 giờ ngày 1/7/1976, Đài phát thanh Uganda thông báo: "Nhóm du kích quyết định đơn phương kéo dài thời hạn đàm phán cuối cùng tới 72 tiếng đồng hồ, sang chiều chủ nhật ngày 4/7".

Lý do trì hoãn này đưa ra dựa trên nguyên nhân là 3 ngày tới, Tổng thống Uganda sẽ đi dự hội nghị các nước châu Phi. Tiếp đó, vào lúc 21 giờ 15 phút, Đài phát thanh Uganda lại thông báo: "Nhóm du kích quyết định trả tự do cho 101 con tin”.

Như vậy, mục tiêu báo thù nhằm vào người Israel của bọn khủng bố trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, vai trò của Tổng thống Uganda ngày càng quan trọng. Điều này cho thấy, việc tìm cách đàm phán để kéo dài thêm thời gian của người Israel là hoàn toàn có cơ sở. Đây là cơ hội tốt nhất để họ âm thầm chuẩn bị kế hoạch giải cứu con tin rất đặc biệt và cũng vô cùng mạo hiểm sau này.

Quyết định khó khăn

Sau này, Thủ tướng Rabin nhớ lại: "Ngày thứ 5 là ngày khó khăn nhất, người thân của những con tin không ngừng gây áp lực đòi thả tự do cho bọn khủng bố đang bị giam giữ... Trong lúc không có thông tin tình báo chính xác, lực lượng giải cứu chưa được chuẩn bị, tôi không thể khẳng định chắc chắn hành động giải cứu sẽ thành công…".

Sáng 1/7/1976, trước áp lực thời gian đàm phán đã hết, Bộ Tổng tham mưu Israel triệu tập phiên họp đặc biệt. Tại đây, các thành viên đã phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra quyết định, giải cứu con tin bằng quân sự. 100% các thành viên có mặt đã nghi vào giấy và đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng S. Peres tự tay đi thu. Nhưng chỉ có một tờ giấy của Tư lệnh lực lượng dù Danfi Melon khẳng định, phương pháp này sẽ thành công 100%.

Thực ra, ngay sau khi vừa xảy ra vụ bắt cóc con tin, Bộ Quốc phòng Israel đã bắt đầu triển khai nghiên cứu kế hoạch, Chuẩn tướng Danfi Melon đã vạch kế hoạch tập kích giành lại con tin. Ông ta tin tưởng, chỉ có thắng lợi trên mặt trận quân sự mới là lối thoát duy nhất nhằm giải quyết vấn đề. Ông ta chuẩn bị vài phương án đệ trình lên Uỷ ban đối phó tình trạng khẩn cấp. 

Cùng với đó, nhân viên cơ quan tình báo Morsad của Israel đã đi các nước để thu thập tin tức về Uganda. Cơ quan này phán đoán: Amin đã được biết trước về kế hoạch bắt cóc chiếc máy bay Airbus này, ông ta đã cho phép những kẻ khủng bố tại Uganda và Somali gặp gỡ bọn bắt cóc.

Bằng chứng là, có thêm 5 tên khủng bố nữa đi đường bộ từ Somali sang Uganda, nâng tổng số nhóm bắt cóc lên 11 tên. Trong khi đó, tình báo Israel phát hiện thấy, Sở điều tra quốc gia Uganda (lực lượng cảnh sát mật) có hành động đáng ngờ, giúp đỡ bọn bắt cóc. Các lực lượng, trang bị và khả năng chiến đấu của quân đội Uganda cũng bị tình báo Israel theo dõi sát sao, nhằm bổ sung và hoàn thiện kế hoạch tập kích.

Chiều 2/7, công tác chuẩn bị cho kế hoạch tập kích hoàn tất. Ngay trong đêm ấy, tại căn cứ quân sự trong sa mạc, lực lượng tập kích của Israel đã tiến hành diễn tập chiến đấu giải cứu con tin trong 55 phút.

Các kiến trúc sư của Công ty xây dựng đã căn cứ vào bản thiết kế cũ khi đấu thầu xây dựng sân bay Entebbe, tham khảo thêm các bức ảnh do vệ tinh của Mỹ chụp và đối chiếu với lời khai của các con tin được thả, đã xây dựng mô hình phòng chờ giống như thật, phục vụ cho huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm. 

Lực lượng đặc nhiệm của Israel
Lực lượng đặc nhiệm của Israel

Sáng ngày 3/7, Ủy ban đối phó tình trạng khẩn cấp cũng đưa ra đề nghị sử dụng vũ lực giải quyết khủng hoảng con tin, nhưng Thủ tướng Rabin không chấm dứt các cuộc đàm phán ngoại giao. Điều này vừa nhằm mục đích nghi binh, vừa nhằm mục đích giải quyết vấn đề một cách hòa bình.

Tại Paris, Thiếu tướng Zave, cố vấn thủ tướng vẫn tiếp tục tiếp xúc với đại diện nhóm bắt cóc. Tuy nhiên, những vấn đề khó khăn trong kế hoạch tác chiến, đặc biệt là việc tiếp dầu cho máy bay chở lực lượng đi làm nhiệm vụ. 

Kế hoạch đặc biệt

Theo kế hoạch, lực lượng tập kích của Israel sẽ sử dụng 4 chiếc C-130 chở xe Jeep, súng ngắn, súng cối 160mm không giật, xe thiết giáp, súng máy hạng nặng, súng chống tăng Dragon, máy vô tuyến, xe súng máy hạng nặng và lực lượng đến Uganda để tập kích, giải cứu con tin.

Hôm trước ngày lên đường, trong khi tập trung toàn bộ lực lượng đặc nhiệm, Trung tá Netanyav đã lấy tòa nhà nơi có phòng đợi cũ của sân bay làm trung tâm trình bày kỹ về tình trạng sân bay.

Ông ta đưa cho lực lượng đặc nhiệm xem các bức ảnh chụp bọn khủng bố và nhấn mạnh: "Thành công hay không sẽ được quyết định trong vài giây, phải cố gắng hết sức, khi tiếp cận vị trí con tin bị giam giữ, tiêu diệt bọn khủng bố, không để không có cơ hội bắn lại dù chỉ một phát súng". 

Sáng sớm ngày 3/71976, nhóm người tham gia vào kế hoạch mặc đồ dân sự, đi trên xe bus hoặc tự mình lái xe lần lượt tập trung tại địa điểm tập kết bí mật tại căn cứ không quân gần địa điểm. 280 thành viên tham gia vào kế hoạch tập kích trong những trang phục khác nhau đã xếp hàng ngay ngắn trước mặt Chuẩn tướng Danfi Melon.

Ông ta nhấn mạnh: “Phải hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ, chúc các anh thành công". Còn Bộ trưởng Quốc phòng S. Peres thì tự hào nói: "Đây là kế hoạch tác chiến với khoảng cách xa chưa từng có, thời gian ngắn chưa từng có, táo bạo chưa từng có”.

Theo đó, Tổng chỉ huy tác chiến là Tư lệnh không quân Pered. Chỉ huy lực lượng tập kích: Chuẩn tướng Danfi Melon. Chỉ huy lực lượng giải cứu là Trung tá Netanyanv và lực lượng đặc biệt 280 người chủ yếu lấy từ Lữ đoàn Golan. 

Chiếc C-130 số 1 tấn công vào phòng chờ sân bay, bảo vệ các con tin (trên máy bay có hai sĩ quan chỉ huy cuộc tập kích đi cùng). Chiếc C-130 số 2, chế áp lính gác sân bay của, Uganda, cứu chữa người bị thương, vận chuyển con tin được cứu. Chiếc C-130 số 3, phá hủy đài Rada, các máy bay chiến đấu Mic, vận chuyển các con tin. Chiếc C-130 số 4, tiếp nhiên liệu, chở lực lượng dự bị. Các máy bay tự đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ máy bay của mình.

Trong thực hiện nhiệm vụ giải cứu, chiếc B-707 số 1 được chở tư lệnh không quân Pered làm nhiệm vụ chỉ huy chung, bảo đảm liên lạc, chi viện. Chiếc B-707 số 2 chở theo 33 bác sĩ, chia làm hai ca túc trực, đợi lệnh tại Narobi, sẵn sàng cứu chữa người bị thương.

Chiếc C-130 dự bị, sẵn sàng tác chiến trong trường hợp không tiếp dầu được tại Narobi. một chiếc C-130 nữa làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin giữa lực lượng tập kích và phòng tác chiến tại Tel Aviv. Israel còn sử dụng 8 chiếc máy bay chiến đấu F-4E làm nhiệm vụ bảo vệ và chuẩn bị thêm một máy bay tiếp dầu, sẵn sàng phục vụ cho các máy bay chiến đấu.

Trước khi lực lượng tập kích xuất phát, chiếc máy bay số 1 mang biểu tượng Công ty hàng không Israel đã cất cánh. Trên máy bay có tư lệnh không quân Pered và trưởng ban tác chiến Adam, một nửa máy bay được dùng để lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc.

Chiếc Boeing 707 này bay theo tuyến bay của máy bay chở khách, nửa đường thì rẽ xuống phía Nam, bay qua bầu trời Ethiopi hạ cánh xuống sân bay phía Nam, tại Thủ đô Narobi - Kenia. Để đề phòng bị phát hiện, máy bay hạ cánh xuống khu vực cấm, việc này, ngoài lãnh đạo cơ quan cảnh sát Narobi chỉ có vài quan chức cao cấp trong Chính phủ được biết. Trong danh sách hành khách không có cái tên Pered mà là một thương gia buôn bán lông thú người Nam Phi. 

Chiếc Boeing 707 số 2 cũng mang biểu tượng công ty hàng không Israel, cũng trên đường bay đó hạ cánh xuống sân bay tại Narobi. Chiếc máy bay này cũng đỗ lại sân bay tại Narobi, là nơi tiếp nhận người bị thương. 

Tin tức 2 chiếc B-707 hạ cánh và đã tiếp dầu được văn phòng Đại diện công ty Hàng không Israel điện báo về TCty tại Tel Aviv. Điều này có nghĩa là lực lượng tập kích đã có thể xuất phát…/.

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 60, ngày 4/7/2016)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.