Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thành 'bùa may' cho người làm phim lẫn làm sách

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng với các đầu sách gắn liền với tuổi thơ (Nguồn: Internet)
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nổi tiếng với các đầu sách gắn liền với tuổi thơ (Nguồn: Internet)
(PLO) - Còn gần 1 tháng nữa, bộ phim “Cô gái đến từ hôm qua”, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mới bắt đầu công chiếu ở các cụm rạp trên toàn quốc, nhưng từ trước đó, bộ phim đã “nóng” lên trong thị trường phim bởi sự ngóng đợi của giới trẻ.

Mới đây, NXB Trẻ cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có hoạt động ra mắt ấn bản đặc biệt của “Cô gái đến từ hôm qua”. Ấn bản này nhằm đáp ứng nhu cầu của những bạn trẻ yêu thích phim, với hình thức mới mẻ: Phiên bản bìa thức 14, bài thơ “Cô gái đến từ hôm qua” do nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh sáng tác và 10 tấm ảnh minh họa của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường, họa sĩ minh họa quen thuộc trong các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh. 

“Cô gái đến từ hôm qua” là một tác phẩm quá quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc, với hơn 200 ngàn ấn bản đã được xuất bản. Lần xuất bản này là lần thứ 39, chỉ cần nhìn vào lượng khán giả ùn ùn xếp hàng, mua sách và chờ kí tên tại buổi ra mắt sách, có thể hình dung được, quyển sách có khả năng lại rơi vào “top” những quyển sách bán chạy trong tháng. Việc phát hành ấn bản đặc biệt này, vừa có tác dụng quảng bá cho phim sắp ra mắt, nhưng lại cũng là một hoạt động rất hay của phía nhà xuất bản. Bởi, nếu không “ăn theo” bộ phim, tác phẩm quen thuộc này đã xuất bản nhiều lần, khó mà có được sự chú ý và lượng sách bán ra đột biến.

Tương tự, cũng với sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, ấn phẩm sách “ăn theo” phim cũng đã tạo một hiệu ứng lớn, giúp nhà làm sách thu về nguồn lợi khủng. Khi nhà xuất bản in lần thứ 20 quyển sách này ngay trước khi phim được công chiếu, 30 ngàn quyển sách được tái bản vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu quá lớn của người mua trên thị trường. Sau đó, phim càng “hot”, sách lại càng bán chạy, không chỉ bản in mà đến các bản sách điện tử cũng được săn lùng và mang lại doanh thu cao cho nhà phát hành. Đến nay, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã trở thành một trong những tác phẩm văn học được bán chạy nhất của nhà văn “best seller” Nguyễn Nhật Ánh.

Văn chương của Nguyễn Nhật Ánh không già theo thời gian, và ông luôn có một lượng fan hâm mộ hùng hậu của nhiều thế hệ, từ thuở những quyển sách đầu tay mới ra đời, thời văn trẻ còn ít ỏi, cho tới lúc thị trường sôi động như ngày nay. Có vẻ như, đây là một lý do quan trọng giúp nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trở thành một sự đảm bảo về mặt doanh thu cho các tác phẩm điện ảnh lẫn sách in, khiến hai thứ này có thể “cùng tiến” với nhau.

Đây là một hiện tượng khá thú vị của làng sách, thị trường phim Việt. Nếu “Cô gái đến từ hôm qua” thành công về mặt doanh thu (điều này rất có thể) thì có lẽ, thời gian tới người xem sẽ được chứng kiến nhiều hơn nữa những tác phẩm điện ảnh của nhà văn xứ Quảng, cũng như những hoạt động sóng đôi rất thú vị như trên.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.