Nhà thơ mù chữ

Người nho nhã, có học hành tử tế làm thơ là chuyện thường. Nhưng một người đàn ông mù chữ, vì tình yêu động lòng viết cả nghìn bài thơ, có nhiều bài chất lượng tốt, có cấu tứ, triết lý, hình tượng quả là một chuyện lạ. Ông là Trần Lễ, một nhà thơ mù chữ nổi tiếng ở đất Quy Nhơn (Bình Định)

Người nho nhã, có học hành tử tế làm thơ là chuyện thường. Nhưng một người đàn ông mù chữ, vì tình yêu động lòng viết cả nghìn bài thơ, có nhiều bài chất lượng tốt, có cấu tứ, triết lý, hình tượng quả là một chuyện lạ. Ông là Trần Lễ, một nhà thơ mù chữ nổi tiếng ở đất Quy Nhơn (Bình Định)

Nhầ thơ mù chữ Trần Lễ
Nhầ thơ mù chữ Trần Lễ

Vì yêu, mù chữ cũng sinh... thơ

Tôi đến tìm ông ở ngôi nhà số 187 đường Tăng Bạt Hổ (Quy Nhơn). Tuổi ông đã cao, sức yếu, nhiều chuyện nhớ nhớ quên quên. Nhưng lạ kỳ thay, mối tình dang dở xưa kia như “Lá diêu bông” chẳng thể nào vơi cạn. Dù ông đã con cháu đầy nhà.

Chàng trai mù chữ Trần Lễ ngày đó vốn không phải là người Bình Định mà là người Huế, sinh năm 1919 tại làng Gia Hội bên bờ sông Hương thơ mộng trữ tình, đẹp như một bài thơ. Vì nhà nghèo không được đi học, Trần Lễ từ nhỏ đã phải đi ở làng thuê cho người ta, rồi làm cu ly, cũng lang bạt tỳ hồ nhiều nơi để kiếm ăn. Thủa mười tám đôi mươi, chàng trai Trần Lễ bén duyên cô gái xứ Huế mà sau này khi đã cao tuổi, ông vẫn cho là đẹp nhất đời. Cô tên là Nguyễn Thị Mai, rất giỏi ca hát.

Trần Lễ đem lòng yêu mến, nhưng vì nhà quá nghèo, 4 anh em đều lần lượt phải đi ở cho người khác và làm thuê, chàng không thể cưới người con gái ấy về làm vợ để cô ấy khổ. Mà cô có đồng ý cưới gia đình cũng chẳng có tiền để tổ chức một đám cưới cho đàng hoàng. Cô Mai ngày đó chưa nhận lời yêu Trần Lễ, cũng dùng dằng đôi chút kiêu sa, muốn chọn cho mình một ý chung nhân đàng hoàng. Sau đó, không hiểu nghe ai đó xui mà cô Mai không muốn gặp Trần Lễ nữa. Lúc này, chàng trai đã quá say cô gái, cảm giác thiếu thốn và hụt hẫng vô cùng. Nhưng chẳng biết làm thế nào. Thế là ngồi tưởng nhớ, nhìn ngắm trăng sao và lòng chảy tràn cảm xúc, thành thơ.

Mù chữ cho nên sẽ không thể viết. Vậy phải làm sao đây? Trần Lễ làm thơ, ghi nhớ trong đầu rồi nhẩm cho thuộc, sau đó nhờ bạn chép hộ ra giấy để lưu giữ lại. Năm sau cô Mai lấy chồng. Nỗi hụt hẫng, đau khổ của chàng trai Trần Lễ càng dâng lên, cảm giác chẳng thể nào nguôi ngoai. Vì thế lúc nào hình bóng người đẹp cũng in dấu trong tâm khảm, bắt người “nhả thơ” trong bức tranh tâm trạng giằng xé. Cái cảm giác yêu mà bị từ chối thì nỗi đau khổ ai mà chẳng có, nhưng cái đau khổ của một người mù chữ như Trần Lễ lại sinh thơ, mà thơ hay hẳn hoi thì quả là... của hiếm.

Tay làm bánh, óc làm thơ

Người Quy Nhơn chẳng mấy ai không biết đến tiệm bánh patêsô của nhà thơ mù chữ Trần Lễ. Năm nay ông Lễ đã 90 tuổi. Giọng nói có phần khó nghe, vậy mà nhắc đến nghề làm bánh của mình, như một ký ức đã ăn sâu vào mạch máu, ông vẫn tường tận về những ngày đầu “nhập môn” nghề bánh. Nó gắn liền với thời trai trẻ đầy cực khổ, sóng gió của ông, theo ông suốt cuộc đời. Sau này con cháu ông cũng theo nghề của cha ông.

Ông nói bằng giọng đặc chất Huế của mình: “Tôi ở Huế, 16 tuổi lang bạt ra Quảng Trị kiếm việc làm. Một ông người Tàu thấy tôi tội nghiệp nên đã dắt tôi về nhà cho ăn uống. Đổi lại, tôi phụ một vài công việc lặt vặt trong gia đình đó. Ông có nghề làm bánh, là loại bánh Patêsô. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi tôi cũng học được nghề làm bánh này”. Tôi hỏi: “Tại sao bánh lại có tên là Patêsô hả ông?”. Ông Lễ cắt nghĩa: “Pa-tê-sô trong tiếng Pháp, “Pa tê nghĩa là thịt, sô là nóng. Patêsô nghĩa là bánh nóng ủ trong lò. Ai mua thì mới lấy ra bán. Thời ấy, chỉ người Tàu biết cách làm loại bánh này bán cho người Tây ăn mà thôi"

Được biết, từ những năm 1945 đến 1968 ông Lễ có tham gia cách mạng. Sau nhiều năm chuyển địa điểm, rồi làm thuê, ông dừng chân ở Quy Nhơn như một con ngựa đã mỏi chân sau nhiều năm chinh chiến. Tại đây, ông cưới một người phụ nữ cũng mù chữ như mình, sinh hạ được 5 người con và nuôi sống cả đại gia đình bằng nghề làm bánh Patêsô và một vài loại bánh dân giã khác. Cả gia đình cùng làm vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thực khách vì loại bánh lạ miệng này, gia đình phải thuê cả người ngoài làm cho kịp.

Hiện nay, tiệm bánh Patêsô được ông Lễ giao lại cho người con gái đầu tên Quýt tiếp quản. Chị Quýt đã ngoài 50 tuổi,  vì chỉ có một mình nên mỗi ngày chị làm chừng trăm bánh patêsô và vài chục bánh loại khác. Bà Ngọc, vợ ông Lễ nói rằng ngày đó cưới nhau, hai vợ chồng chẳng có gì trong tay cả, chỉ có mỗi cái “bí kíp” làm bánh của ông nhà.  Để sống được cũng khó khăn lắm. Hai vợ chồng cày cục, làm lụng đẻ con, nuôi con. Rồi cuộc sống cũng qua đi những vất vả, khó nhọc. Ông bà đã  là người mù chữ, sẽ không thể nào để các con cũng mù chữ, nên hai vợ chồng cố gắng cho con cái đi học. Giờ con đàn cháu đống, nhiều cháu nội- ngoại của ông Trần Lễ đã tốt nghiệp đại học và đi làm, lại trở thành người chép cho ông những vần thơ khi ông sáng tác.

Lúc này khi ngồi nói chuyện với tôi là thế hệ sau, ông Trần Lễ thổ lộ rằng ngày trai trẻ ông rất lãng mạn. Cũng khẳng định chuyện làm thơ là cái thiên tính trời cho. Ông không biết chữ, chẳng thể nào đọc được sách báo, chỉ vì  yêu, vì tình mà nảy thơ. Đó là chuyện đáng mừng. Sau khi lấy vợ, có con ông vẫn không thể nào quên được hình bóng cô gái tên Mai thủa nào. Cô là hình bóng thơ, là đối tượng thơ ông thổ lộ. Ông lấy đó là nhân vật trữ tình để nói cái tình. Nhưng vì cuộc sống, ông vẫn chẳng thể nào bỏ vợ con, quên gia đình. Do đó lại phải phân thân thành hai con người: con người thực và người thơ.

Người thực thì cặm cụi làm lụng, nuôi con cho tròn trách nhiệm của người chủ gia đình. Con người thơ trở về với ông khi đêm khuya, ông lại gọi con hoặc bạn đến để chép dòng thơ tuôn chảy trong đầu. Ông cũng tự hào khoe rằng, dù là người không biết chữ, nhưng lại thân quen với rất nhiều người có học, thầy giáo cô giáo...bởi họ thích ăn bánh của ông, quý ông và yêu thơ ông. Chị Thuận, con gái út của ông Lễ nói: “Cha tôi vẫn thường nói niềm vui của người làm bánh là thấy nhiều người đến tiệm của mình. Muốn vậy, giá cả phải  bình dân, chất lượng tốt”.

Có lẽ chính vì thế, mà người Quy Nhơn, đi xa bao năm khi về quê hương vẫn tìm đến quán này. Để rồi, nghe lòng dịu lại khi cuộc sống đã đổi thay quá nhiều, tất cả những vất vả chất lên vai cũng vơi bớt nặng nhọc. Chỉ tiệm bánh của ông nhà thơ mù chữ người Huế vẫn vậy, bình dị và dân giã. Thực khách có thể ít hơn trước vì nay đã có nhiều sự chọn lựa hơn, song khách quen vẫn tìm lại được hương vị quen thuộc như xưa, nghe mùi bánh nóng giòn patêsô, thưởng thức vị nước chấm mặn mà của bánh.

Một bài thơ của Trần Lễ
Một bài thơ của Trần Lễ

Trăm năm nào có vơi tình

Nhà thơ mù chữ Trần Lễ hiện là hội viên Hội Văn học nghệ thụât tỉnh Bình Định, được anh em hội rất quý mến. Ông có bài thơ nào mới sáng tác, đều được họ đánh máy chữ rồi in ra rất trang trọng để ông lưu giữ.

Khi tôi hỏi nhà thơ Trần Lễ: “Tình yêu say đắm xa xưa biết bao giờ vơi trong ông? Và bà vợ ông bây giờ có bao giờ tỏ ra ghen tức khi chồng mình lúc nào cũng ôm hình bóng một người con gái khác?”. Ông lắc đầu: “Bà Mai giờ đã mồ yên mả đẹp ở Huế. Nhưng nỗi nhớ về hình bóng bà thì còn mãi trong tôi, bao chừ tôi chết mới quên đặng. Còn bà vợ tôi, chẳng biết ghen đâu. Bà ấy mộc mạc mà. Với lại bà ấy hiểu tôi, hiểu tâm trạng của tôi nên mặc kệ. Trách gì kẻ làm thơ đa tình”

Phú Xuyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.