“Người được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là người đang thuê nhà ở có thời điểm sử dụng trước ngày 1-11-1992, đã được ký hợp đồng thuê nhà dài hạn với đơn vị trực tiếp quản lý nhà ở hoặc có văn bản chấp thuận bán nhà của UBND TP”.
Đó là đề xuất của Sở Xây dựng TP.HCM trong dự thảo quy định về quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Dự thảo này bắt đầu được soạn từ năm 2004, qua nhiều lần góp ý, sửa đổi bổ sung và đây là bản mới nhất đang được Sở Tư pháp thẩm định.
Theo dự thảo, căn cứ để tính thời điểm sử dụng nhà là thời điểm cơ quan có thẩm quyền (kể cả trước và sau 30-4-1975) ban hành văn bản bố trí, cho thuê sử dụng nhà. Với nhà chiếm dụng thì căn cứ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hợp thức hóa việc sử dụng cho đối tượng đang ở.
Đó là đề xuất của Sở Xây dựng TP.HCM trong dự thảo quy định về quản lý và sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Dự thảo này bắt đầu được soạn từ năm 2004, qua nhiều lần góp ý, sửa đổi bổ sung và đây là bản mới nhất đang được Sở Tư pháp thẩm định.
Theo dự thảo, căn cứ để tính thời điểm sử dụng nhà là thời điểm cơ quan có thẩm quyền (kể cả trước và sau 30-4-1975) ban hành văn bản bố trí, cho thuê sử dụng nhà. Với nhà chiếm dụng thì căn cứ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hợp thức hóa việc sử dụng cho đối tượng đang ở.
Hiện TP.HCM đang quản lý 18.350 căn nhà thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có gần 9.500 căn nhà phố, hơn 7.730 căn hộ chung cư và 1.115 nhà biệt thự. Có 3.200 căn đủ điều kiện để bán theo Nghị định 61 và sẽ chấm dứt việc bán nhà vào cuối năm nay. |
Dự thảo phân chia nhiều nhóm đối tượng đi kèm cơ chế bán nhà khác nhau. Các trường hợp được quy định tại Nghị định 61/2004; sử dụng nhà ở được bố trí hoặc công nhận trước thời điểm 1-12-1992; được ký hợp đồng thuê nhà dài hạn và chưa được hưởng chính sách nhà ở, đất ở được đề xuất mua nhà theo cơ chế của Nghị định 61. Diện lưu cư, lưu thuê, chuyển quyền thuê trong định mức 30 m2/người cũng được xét cho mua nhà theo cơ chế này. Trường hợp chiếm dụng nhà ở nhưng là người có công, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì phần trong định mức 15 m2/người được bán theo cơ chế Nghị định 61, phần diện tích ngoài tiêu chuẩn bán theo giá thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ vượt định mức không quá 14 m2 đối với diện nhà lưu cư, lưu thuê hoặc 7 m2 đối với nhà chiếm dụng thì vẫn được xét bán toàn bộ căn nhà theo cơ chế của Nghị định 61. Người có công, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nhưng không đủ điều kiện mua nhà theo Nghị định 61 sẽ được mua nhà theo cơ chế giá nhà, đất quy định hằng năm. Các đối tượng trên (cùng người được hỗ trợ tái định cư) cũng được nhà nước xem xét bán nhà theo cơ chế bảo toàn vốn đối với những trường hợp quỹ nhà xây dựng mới. Nếu người thuê nhà ở không đủ điều kiện được mua nhà theo các cơ chế trên thì phải chịu mua theo giá thị trường. Đáng chú ý, trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được bố trí sau ngày Quyết định 118 của Thủ tướng có hiệu lực (ngày 27-11-1992) vẫn chưa được dự thảo đề cập về cơ chế bán.
Theo Pháp Luật TP