Nhà ở công nhân KCN Thăng Long: Chưa “an cư” khó “lập nghiệp”.

Đối diện KCN đồ sộ hiện đại là những dãy nhà trọ công nhân tồi tàn, tạm bợ
Đối diện KCN đồ sộ hiện đại là những dãy nhà trọ công nhân tồi tàn, tạm bợ
(PLO) - Phía sau sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại của KCN Thăng long là một bức tranh tương phản với các khu nhà trọ tồi tàn, chật hẹp mà các hộ dân tự xây để cho công nhân thuê. 
Với thu nhập bình quân từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng người/ tháng với hàng trăm thứ chi tiêu đắt đỏ, những người công nhân lao động nơi đây chỉ có một lựa chọn duy nhất là thuê nhà giá rẻ. Nếu không có giải pháp, trong tương lai người lao động còn đủ sức để gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.
Nỗi niềm đời ở trọ.
Qua tìm hiểu PV được biết, phòng trọ đông người chính là một trong những cách được công nhân trong KCN Thăng Long áp dụng triệt để trong thời điểm khó khăn hiện nay nhằm cắt giảm tối đa các chi phí.

Kể về sự thiếu thốn, tạm bợ của mình, chị Oanh làm tại công ty Showa, trọ tai thôn Sáp Mai, Đông Anh cho biết: "Đời ở trọ mà, chỉ để ngủ thôi, vì ở tạm thời nên mới có 700.000 đồng/tháng chưa tính điện nước, trời nắng thì nóng, mưa thì dột. Không gì khổ bằng đời đi ở trọ”.

Hai thanh niên chưa vợ ở khu trọ này là N.Q.Thái và P..T.Sơn, quê Thái Bình, cùng làm cùng công ty trong khu công nghiệp Thăng Long, đều đã 25 tuổi nhưng chưa có gia đình. Thái bảo “Bốn năm làm ở đây rồi nhưng em chẳng dám yêu ai vì nếu lấy vợ cũng không lo được, lương chỉ đủ nuôi sống bản thân, gia đình thì nghèo khó, muốn lấy vợ nhưng chẳng lẽ cả hai vợ chồng thuê nhà mãi cả đời sao”. 
Với Sơn, mức lương còn thấp hơn, chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Anh đang tính làm thêm thời gian nữa rồi về quê đi buôn bán cùng bố mẹ, “chứ không thể cả đời ở trọ mãi như thế này được”, vừa nói, Sơn vừa thở dài.

Thực tế đáng buồn khi tìm đến các khu nhà trọ của công nhân tại các xã Thôn Bầu, thôn Sáp Mai, PV nhận thấy hầu hết các phòng trọ có diện tích chật hẹp chỉ từ 8m2 đến 15m2. Có những gian phòng chỉ có diện tích từ 6m2-8m2. Giá thuê phòng trọ bình quân từ 500.000 đến 700.000 đồng phòng.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, các phòng trọ được xây dựng rất tạm bợ, mái lợp proximăng, công trình phụ dùng chung, cửa sổ không đủ ánh sáng và không đảm bảo những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện nước, ăn ở chật chội làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất lao động....
Một khu nhà trọ công nhân lụp xụp, ẩm thấp ngay chân cầu Thăng Long.
Một khu nhà trọ công nhân lụp xụp, ẩm thấp ngay chân cầu Thăng Long.

Tính đến thời điểm này, tổng số công nhân làm việc tại KCN Thăng Long là trên 6 vạn người. Tuy nhiên, hầu hết công nhân KCN nơi đây vẫn chưa có khu nhà ở tập trung cho công nhân nên người lao động trong các KCN đều phải tự túc chỗ ở và sử dụng các dịch vụ văn hoá, cơ sở phúc lợi “tự phát” ở nơi cư trú. Đến nay duy nhất có dự án xây nhà ở thí điểm cho công nhân thuê, nhưng không cho thuê lẻ mà chỉ cho thuê cả tòa nhà, dẫn đến tình trạng, nhà ở xã hội thì bỏ trống trong khi hàng vạn công nhân phải xoay sở thuê trọ bên ngoài.

PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nhân và công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng hiện tại, chưa đến 7% công nhân trong các KCN được đáp ứng về nhu cầu nhà ở, còn lại trên 90% phải tự túc về nơi ăn ở. Nếu không có giải pháp từ các cơ quan chức năng và doanh nghiệp thì đây thực sự là một vấn đề bức xúc lớn trong giai cấp công nhân hiện nay. Có an cư thì mới lập nghiệp, trong khi họ không có sự an cư thì làm sao họ lập được nghiệp lâu dài với các doanh nghiệp? 

Chật vật chỗ gửi con

Vừa đi làm về chị N.T.Hương, công nhân Công ty Canon, trọ ở Thôn Bầu, vội vàng ôm đứa trẻ hơn 6 tháng tuổi đang khóc đòi bú mẹ. Chị vừa nghỉ hết thời gian thai sản nhưng chỗ gửi trẻ cho con trong KCN không có, mà gửi tư thì không ai nhận trẻ dưới 1 tuổi. Hỏi thuê người trông thì mất 2,5 triệu đồng/tháng, chưa kể ăn. Lương cả hai vợ chồng chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, tiền thuê nhà, điện, nước, các chi phí sinh hoạt khác, tằn tiện lắm cũng không thể đủ thuê được người giữ trẻ. Anh chị đành tính nhờ bà ngoại lên trông cháu vài tháng, lúc nào bà về rồi tính tiếp.

Chị N.T.Hoan công nhân Công ty ToTo Việt Nam và chồng phải xin làm chéo ca nhau để có một người ở nhà trông con. Lúc nào bận quá thì nhờ mẹ ở quê lên giúp đỡ. Hoan tính “Cai sữa xong là cho thằng bé về quê với bà nội luôn. Nếu không làm thì không có tiền mua sữa cho con, gửi con ở đây không có chỗ phù hợp với đồng lương của hai vợ chồng”.

Ông Đinh Quốc Toản, chủ tịch công đoàn các KCN và chế xuất Hà Nội cũng ngậm ngùi khi nói về nhà ở của công nhân nơi đây: “Còn nhiều bất cập về tình trạng nhà ở cho công nhân tại KCN Thăng Long, cả KCN lớn như vậy nhưng chỉ một dự án thí điểm nhà ở cho công nhân. Bất cập hơn là một số tòa nhà còn chưa đưa vào sử dụng vì chưa xong hạ tầng, các tòa còn lại bỏ trống rất nhiều, chỉ rất ít doanh nghiệp thuê cho công nhân của mình ở.

Bên cạnh đó, các tòa nhà được xây dựng lên như vậy nhưng lại không hề có một công trình trường học, trường mầm non, trạm y tế và các công trình phụ trợ khác. Nhà trống nhiều như vậy nhưng Xí nghiệp quản lý nhà ở xã hội chỉ cho thuê cả tòa nhà đối với doanh nghiệp, còn công nhân muốn thuê thì không được thuê, dẫn tới việc nhà thì bỏ trống, trong khi công nhân phải tạm bợ thuê ngoài trong các căn nhà lụp xụp.    

Để giấc mơ về nhà ở của công nhân KCN Thăng Long không còn là xa xôi, với mục tiêu giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị, đảm bảo quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, UBND Thành phố Hà Nội đã chấp thuận đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp thuộc Khu đô thị mới Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Từ năm 2010 đến nay việc triển khai xây dựng nhà ở nói trên không biết vì lý do gì vẫn chỉ nằm trên giấy.

Không dám chắc sẽ gắn bó lâu dài

Đầu tư, chăm lo cho đời sống công nhân chính là tái đầu tư sản xuất, phục vụ nhân tố con người. Song trên thực tế, với cuộc sống tạm bợ trong các gian phòng trọ lụp xụp, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, điện nước... với thu nhập không cao, liệu rằng tương lai các KCN có giữ chân được người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp?

Khi PV trao đổi với các công nhân về việc gắn bó lâu dài với Công ty mà mình đang làm việc không thì hầu hết câu trả lời mà PV nhận được là chưa biết thế nào. Chị T.T.Chi, công ty Panasonic cho biết, chỉ làm ở đây năm nữa rồi đi học nghề nào đó, và về quê sinh sống. Có lẽ chính vì họ đã phải chấp nhận cuộc sống xa nhà với đồng lương ít ỏi, phải tằn tiện hết mức mới đủ trang trải cuộc sống, và đời ở trọ như vậy chẳng biết tới bao giờ mới lập nghiệp một cách ổn định?

Việc cải thiện chỗ ở cho người lao động nhất là công nhân trong các KCN, cần được sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về nhà ở nhất là chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho người lao động. Tuy nhiên, những chính sách này đi vào cuộc sống vẫn chưa được hiện thực hóa là bao, làm cho vấn đề nhà ở của người lao động ngày càng trở nên bức xúc. Vì vậy cần phải làm rõ những nguyên nhân để có những giải pháp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Đứa trẻ vẫn ọ ọe vì bú sữa chưa no khi PV ra về, chồng chị Hoan trầm ngâm: “Giá mà KCN có đầy đủ nhà ở, trường học, trạm y tế và nhà trẻ thì công nhân đỡ khổ biết bao”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.