Nhà ngoại giao "bại nghiệp" vì nghi án... “sờ mông” hôn thê thủ tướng

Chỉ vì lời "bêu riếu" vô căn cứ, một nhà ngoại giao có thời gian phục vụ đất nước gần 40 năm tiêu tan cả danh dự lẫn sự nghiệp. Đầu tháng 5/2013, Tòa Dân sự tối cao ở Luân Đôn (Anh) đã phân tích những sai trái pháp luật đã dẫn tới tai họa cho ông John Yapp.

Chỉ vì lời "bêu riếu" vô căn cứ, một nhà ngoại giao có thời gian phục vụ đất nước gần 40 năm tiêu tan cả danh dự lẫn sự nghiệp. Đầu tháng 5/2013, Tòa Dân sự tối cao ở Luân Đôn (Anh) đã phân tích những sai trái pháp luật đã dẫn tới tai họa cho ông John Yapp.

Nhà ngoại giao bị tố cáo “khả ố” vợ thủ tướng

Năm 2008, giới ngoại giao nói riêng và dư luận Anh nói chung bị sốc vì một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm của họ bị bêu riếu đã… sờ mông hai quý bà trong một buổi tiệc từ thiện quy tụ nhiều nhân vật thuộc tầng lớp thượng lưu.

Sờ mông phụ nữ giữa chốn đông người rõ ràng là một cử chỉ vô cùng khiếm nhã, hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với bất kỳ một người đàn ông nào, huống chi người này lại đang đảm nhận cương vị đại diện cho một quốc gia?.

Ông J. Yapp, người bị vu oan sờ mông phụ nữ
Ông J. Yapp, người bị vu oan sờ mông phụ nữ.

Thông tin về vụ việc này lan rộng đã khiến Bộ Ngoại giao Anh bất ngờ rút nhà ngoại giao bị tai tiếng về nước, dù ông chưa hết nhiệm kỳ công tác.

Nhà ngoại giao bị buộc rời khỏi nhiệm sở là ông John Yapp, lúc đó 57 tuổi, đang là Cao ủy Anh tại Belize, một nước Trung Phi. Lời "bêu riếu" xuất phát từ ông Eamon Courtenay, một nhà chính trị đối lập từng đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng.

Hai quý bà “nạn nhân” theo lời tố cáo là bà Kim Simplis, lúc đó là vị hôn thê và hiện là vợ của ông Dean Barrow, Thủ tướng Belize, và bà Lauren Reardon Smith, một nhà kinh doanh.

Đang lúc dư luận bán tín bán nghi về tin ông J. Smith cả gan sờ mông hai quý bà tại chốn đông người, việc Bộ Ngoại giao rút ông J. Yapp về nước đã khiến nhiều người đang nghi ngờ chuyển qua tin rằng ông J. Yapp quả đã có hành động sai trái.

Một số tờ báo rầm rộ nhảy vào, thi nhau thêm thắt những tình tiết tưởng tượng để kể những câu chuyện giật gân, trong đó nhân vật chính John Yapp bị mô tả như một kẻ biến thái thích “sờ soạng”, “bóc hốt” phụ nữ.

Trở về nước, nhà ngoại giao chịu sự xét xử của Hội đồng kỷ luật. Chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ ông J. Yapp hành động như thế. Hơn nữa, chính một trong hai phụ nữ bị cho là nạn nhân, đã cực lực bác bỏ tin nói bà đã bị khiếm nhã.

Người này còn nói cũng không nghe bà Kim Simplis than phiền về việc bị sờ mông mặc dù hai người là bạn thân của nhau. Hội đồng kỷ luật không thể kết luận J. Yapp cư xử thiếu đạo đức, nhưng đã buộc ông sai phạm trong việc quản lý: Hống hách, độc đoán, gây phiền não cho nhân viên dưới quyền.

Ông J. Yapp không được quay lại Belize để làm Cao ủy Anh như trước. Những năm sau đó Bộ Ngoại giao cho ông “ra rìa”, không cử ông làm công tác ngoại giao ở nước ngoài. Năm 2011, ông nghỉ hưu với lý do bị bệnh.

Như vậy có thể thấy chỉ vì một lời "bêu riếu" vô căn cứ, danh dự, sự nghiệp, tương lai của một nhà ngoại giao vào nghề từ năm 1971 tiêu tan. Những người từng quen tên biết mặt ông không ngần ngại “chọc quê” ông khi gặp mặt. J. Yapp kể một ví dụ: Khi ông xếp hàng mua cà phê, người bán hàng nhìn thấy ông liền la to: “Ê, John, tôi thấy anh vừa bị rắc rối vì quan hệ tình dục với phụ nữ da đen ở Caribbean”.

Ông phải bỏ thị trấn Tunbridge ở hạt Kent tìm đến một nơi khác để sinh sống. Cho dù đi tới nơi ở khác, ông cũng không thể thoát được giày vò của sự tủi nhục, nỗi uất hận vì đối xử bất công, thiếu tình người, niềm đau vì thăng tiến nghề nghiệp tan biến…Tinh thần của ông sa sút trầm trọng.

Vợ ông mô tả chồng mình sống dật dờ giống như một cái bóng, biếng nói, biếng cười, biếng cử động, rất khác với một người đầy sinh khí, năng động, hoạt bát trước đó.

Thắng kiện Bộ Ngoại giao

Năm 2012, J. Yapp bán căn hộ và dốc hết tiền tiết kiệm để kiện Bộ Ngoại giao, đòi bồi thường một triệu bảng cho những mất mát, thiệt thòi, tổn thương mình đã trải qua.

Bà Lauren Reardon Smith (phải) đã minh oan cho viên chức ngoại giao
Bà Lauren Reardon Smith (phải) đã minh oan cho viên chức ngoại giao.

Tòa Dân sự tối cao Luân Đôn đã xem xét vụ kiện vào tháng 2/2013 và tháng 5/2013. Trong khi xét xử, tòa đã nghe lời phát biểu của một nhân chứng đặc biệt là thủ tướng Belize, ông Dean Barrow.

Ông Barrow ca ngợi ông John Yapp là “một trong những Cao ủy tốt nhất mà chúng tôi đã có ở Belize”. Theo vị thủ tướng, J. Yapp là một nhà ngoại giao tài giỏi, thông  minh, rất hiểu biết. Vợ chồng ông xem nhà ngoại giao là người bạn thân.

Trong phiên xử ngày 3/5/2013,Tòa Dân sự tối cao buộc Bộ Ngoại giao phải bồi thường 320.000 bảng (khoảng hơn 12 tỷ đồng); và trả 150.000 bảng phí tổn pháp luật. Tòa đã phân tích những sai trái pháp luật của Bộ Ngoại giao Anh đã gây ra tổn thất tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân.

Tòa cho rằng Bộ Ngoại giao Anh vi phạm hợp đồng, không đối xử công bằng và không thực hiện trách nhiệm quan tâm tới sự thiệt hại mà ông J. Yapp phải chịu khi rút ông này khỏi chức vụ Cao ủy Anh.

Trách nhiệm thận trọng, quan tâm là cơ sở pháp luật quan trọng vụ kiện này. Luật của Anh buộc một người phải thận trọng, quan tâm khi thực hiện hành động dự đoán có thể làm hại người khác. Nếu thận trọng, Bộ Ngoại giao đáng lẽ  phải điều tra sơ bộ  xác định lời bêu riếu có đáng tin, có đúng sự thật hay không?. Đáng lẽ Bộ Ngoại giao phải nghe “nghi phạm” giãi bày trước khi rút ông khỏi chức vụ. Nếu Bộ Ngoại giao làm như vậy, nạn nhân sẽ không chịu tổn thất tinh thần nặng nề.

Tòa cũng cho rằng việc Bộ Ngoại giao điều tra thái độ  đối  xử với nhân viên của J. Yapp chỉ để có cớ chống đỡ cho việc vội vã ngưng chức ông. Quá trình điều tra kéo dài gây thêm sự phiền muộn, tổn thương cho nạn nhân và gia đình.

Nguyên đơn rất hài lòng với sự phân tích của tòa. Ông giãi bày điều làm mình đau đớn, tức tối nhất là cấp trên đã không tin tưởng và bảo vệ mình. Ông nói không ai có thể tin một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có quá trình công tác tốt gần 40 năm như ông, có thể ngu ngốc tới mức có thể sờ mông vị hôn thê của một thủ tướng đương nhiệm tại một buổi tiệc đông người. Những câu hỏi của ông đều không được trả lời. Những điều ông nói không được lắng nghe.

Theo Xa lộ pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.