Nhà mạng dừng thanh toán thẻ cào cho game: Giải quyết từ ngọn?

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Sau vụ việc đường dây đánh bạc nghìn tỉ Rikvip bị phanh phui, các nhà mạng bất ngờ dừng thanh toán thẻ cào cho tất cả các game, dù đó là game có phép hay game không phép. Tuy nhiên, đây dường như chỉ là cách giải quyết đằng ngọn…

Nhiều khe hở

Dù gia nhập thị trường thanh toán cho game khá lâu sau các hình thức thanh toán khác như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ game (thẻ Garena, V-Coin, Zing, Gate…), nhưng thẻ cào lại nhanh chóng trở thành kênh thanh toán chủ lực của ngành nội dung số, chiếm thị phần áp đảo (hơn 80%).

Người dùng ưa chuộng thẻ cào điện thoại vì loại thẻ này có thể thanh toán cho bất kỳ tựa game nào có mặt trên thị trường, lại phổ cập, dễ mua, dễ sử dụng, cộng với nhiều chiêu khuyến mãi khủng từ nhà mạng.  Thị phần thẻ game bị co lại một cách chóng mặt và các công ty game buộc phải chia sẻ lợi nhuận với nhà mạng ở tỷ lệ “ăn chia” rất cao là 15 – 16%, nếu muốn “được” thẻ cào của nhà mạng đó thanh toán cho các game do mình phát hành. 

Phổ biến và có tỷ suất lợi nhuận khủng là vậy (chỉ riêng trong vụ Rikvip, cơ quan điều tra xác định tổng nguồn thu từ thanh toán thẻ cào cho đường dây này đã lên tới hơn 9.000 tỷ đồng), nhưng việc quản lý hoạt động của kênh thanh toán này lại đang tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu lợi dụng vào các hành vi phạm pháp. 

Cụ thể, việc quản lý thẻ cào viễn thông đang được quy định tại Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Theo đó, thẻ cào viễn thông được định nghĩa là một loại hàng hóa chuyên dùng, tức là chỉ có thể sử dụng trong phạm vi các dịch vụ viễn thông.

Việc nhà mạng triển khai thẻ cào viễn thông như một kênh thanh toán cho nhiều dịch vụ khác như game, giáo dục, y tế, truyền hình… là hoàn toàn chưa có quy định. Và hiển nhiên, hành lang pháp lý hiện nay cũng chưa ràng buộc trách nhiệm của nhà mạng khi đối soát doanh thu, dẫn tới việc dù doanh thu hàng tháng từ kênh thanh toán thẻ cào cho Rikvip rất lớn, lại đều đặn, nhưng nhà mạng “vẫn không hay biết” họ đang thanh toán cho game gì. 

Từ phía người chơi, trong vụ Rikvip, các “con bạc” có thể đổi trực tiếp số tiền ảo trong game thành thẻ cào điện thoại, hoặc đổi qua các “đại lý” có mặt trên khắp cả nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Cách thức hoạt động đơn giản này đã khiến cho các đối tượng chuyển số tiền lên đến hàng trăm, hàng chục tỷ đồng một cách trót lọt. 

Vì sao lại dừng đột ngột? 

Từ những phân tích trên, có thể thấy rõ hoạt động thanh toán bằng thẻ cào cho game nói riêng và các dịch vụ số nói chung đang tồn tại nhiều khe hở pháp lý và bất cập. Việc phải rà soát, kiểm tra lại, từ đó đưa ra định hướng quản lý phù hợp là hết sức cần thiết. 

Tuy nhiên, động thái mới đây của đồng loạt 3 nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone lại khiến cả người dùng lẫn các doanh nghiệp số đi từ bất ngờ đến hoang mang. 

Theo đó, kể từ sáng 23/4, VinaPhone đã tạm dừng việc cho phép dùng thẻ cào thanh toán trực tuyến đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số và trò chơi trực tuyến theo “chỉ đạo của cơ quan quản lý”. Tối cùng ngày, Viettel cũng thông báo tới các đối tác về việc tạm dừng việc dùng thẻ cào để thanh toán trực tuyến để thực hiện rà soát dịch vụ “nhằm đảm bảo việc kinh doanh rõ ràng, minh bạch, tuân thủ pháp luật”. Riêng MobiFone chính thức thông báo tạm ngưng dịch vụ từ 0h ngày 24/4.

Điều đáng nói là trước khi đột ngột ngắt dịch vụ, các nhà mạng không có bất cứ “cảnh báo chính thức” nào để các đối tác chuẩn bị phương án kênh thanh toán thay thế. Họ cũng không thông báo hướng dẫn khách hàng, dẫn tới tình trạng người dùng bức xúc vì mọi phiền toái phát sinh khi mất kênh thanh toán quen thuộc. 

Chia sẻ với truyền thông, ông Nguyễn Thanh Hưng, Giám đốc VTC Intecom cho rằng lẽ ra nhà mạng cần có một lộ trình hợp lý, từng bước để các doanh nghiệp nội dung số (game, truyền hình, giáo dục trực tuyến…) có thể kịp thời thích ứng nếu thực sự muốn dừng dịch vụ. Chính vì trở tay không kịp mà nhiều công ty phát hành game đã ghi nhận doanh thu sụt giảm tới 50 – 60% chỉ sau vài ngày bị ngừng kênh thanh toán bằng thẻ cào. 

Sự bức xúc này một lần nữa lại được đại diện Tổng Công ty VTC nhắc lại tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, năm 2017, VTC đã bị tác động bởi chính sách chặn thanh toán của Google và Apple tới doanh thu từ kênh thanh toán quốc tế, nay tiếp tục bị chặn kênh thanh toán trong nước, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh năm nay. 

Một điểm đáng chú ý nữa là dù các nhà mạng đã tạm ngưng dịch vụ thanh toán bằng thẻ cào cho game nói riêng và dịch vụ nội dung số nói chung, nhưng có vẻ như việc cắt này không được tiến hành đồng đều. Nhiều game thủ vẫn có thể nhắn tin tới Tổng đài nhà mạng (nhiều nhất là Viettel) để mua mã thẻ game và nạp tiền vào tài khoản thẻ Garena, thẻ Gate… 

Đồng thời, người dùng nếu nạp thẻ cho game thông qua các kênh nước ngoài như quầy ứng dụng Google Play Store, hay thanh toán bằng thẻ Visa, Master Card trên Apple Store… thì vẫn tiến hành được hoàn toàn bình thường. 

Trước thông tin trên, cộng với việc chính ba nhà mạng cũng “than phiền” về việc doanh thu thẻ cào giảm mạnh sau khi dừng thanh toán cho game, lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có thông báo nêu quan điểm của cơ quan quản lý trực tiếp nhất. Quan điểm của Bộ này là thẻ cào viễn thông sẽ dừng không cho thanh toán đối với các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, còn với những dịch vụ, sản phẩm đã được cấp phép, hoạt động đúng pháp luật thì cần phải có cơ chế hướng dẫn. 

Cũng theo vị này, thay vì hướng dẫn cho các đơn vị thanh toán cho các dịch vụ hợp pháp thì một số nhà mạng đã đưa thông tin sai đến dư luận và dừng không cho thanh toán toàn bộ các dịch vụ. Trước đây nhà mạng không quản lý gì, nay khi dừng lại quay ra kêu khó khăn cho doanh nghiệp. 

Đi tìm một giải pháp bền vững

Ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho rằng, quản lý thẻ cào cho thanh toán các dịch vụ ngoài viễn thông là vấn đề phức tạp và là vấn đề quản lý nằm ngoài phạm vi của Cục Viễn thông. Do đó, Cục đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và sẽ là đầu mối tổng hợp các ý kiến, kiến nghị đề xuất với Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông về việc có nên dùng thẻ cào thanh toán cho các dịch vụ khác hay không, nếu có thì trong phạm vi thế nào. 

Nhưng dù cho về sau này, thẻ cào có được “bật đèn xanh” để thanh toán cho các dịch vụ số khác thì theo một số doanh nghiệp nội dung số, thị trường vẫn cần các kênh thanh toán “đối trọng” khác để tránh tình trạng độc tôn của thẻ viễn thông hay việc các doanh nghiệp nội dung tiếp tục bị phụ thuộc vào nhà mạng như thời gian qua. 

Theo một số chuyên gia game, phương thức thanh toán thay thế phù hợp nhất lúc này chính là khôi phục lại các thẻ game, vốn được quy định chức năng ngay từ đầu là “phát hành để nạp tiền chơi game”. 

Lý tưởng nhất là các công ty phát hành game sẽ tự phát hành thẻ game của mình. Việc này đảm bảo rằng cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát về số lượng cũng như doanh thu của game có phép phát hành ra thị trường và khi có bất cứ vấn đề nảy sinh nào cũng có thể dễ dàng “khoanh vùng” để xử lý mà không ảnh hưởng tới toàn thị trường giống như trường hợp sử dụng thẻ cào hoặc một loại thẻ thanh toán chung.

Với những doanh nghiệp nhỏ, không có điều kiện phát hành thẻ game riêng, thì hãy cho phép họ kết nối, sử dụng thẻ game của các công ty phát hành game có đầy đủ giấy phép game, có chức năng phân phối thẻ và giấy phép cung cấp dịch vụ thanh toán, cũng như có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật..., thay vì phụ thuộc quá lớn vào các nhà mạng như hiện nay. 

Việc sớm quyết định một giải pháp và phương thức thanh toán ổn định, để đẩy lùi vai trò mà thẻ cào đã tạo ra, là rất cấp thiết để ngăn chặn hiện tượng người dùng trong nước đổ sang sử dụng hệ thống thanh toán của nước ngoài như đã nói ở trên. Khi ấy, Nhà nước vừa khó quản lý liệu việc thanh toán đó thực hiện cho dịch vụ hợp pháp hay không có phép, lại vừa bị thất thu thuế. Các cổng thanh toán, ví điện tử, thẻ game nội địa lại thêm lần nữa mất khách ngay trên sân nhà. 

Và xa hơn, để có một giải pháp tổng thể, toàn diện cho vấn đề, các cơ quan quản lý, mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm tiếp nhận các ý kiến, đề xuất, phân tích từ các doanh nghiệp số trong nước để đảm bảo các chính sách ban hành vừa có sự cân bằng giữa quản lý và phát triển, vừa tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp số với nhà mạng, cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. 

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.