Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Nhìn rõ khủng hoảng mới có cách đối phó (kỳ 1)

Ngay trong những ngày đầu năm 2010, các hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng có cuộc sinh hoạt thời sự chính trị bổ ích và lý thú. Đó là cuộc nói chuyện của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan kéo dài liên tục gần 3 giờ. Say sưa, tâm huyết, tư duy lô- gic và cách phân tích sắc sảo, nguyên Phó thủ tướng đã hệ thống để các vấn đề “ to tát” của quốc tế, quốc gia trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Mỗi hội  viên Câu lạc bộ Bạch Đằng hình dung  rõ hơn quy mô, mức độ cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đối với Việt Nam; các giải pháp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng và con đường phát triển đi lên của Việt Nam trong thời gian tới. Báo Hải Phòng trân trọng giới thiệu một số nội dung được dư luận quan tâm qua cuộc nói chuyện của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

 

“Bục” ra từ khâu tài chính

 

Tới thời điểm này, hầu như ai cũng biết khá rõ về khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế làm điêu đứng cả thế giới trong năm 2009. Nhưng để có được cái nhìn tổng thể về suy thoái, mức độ ảnh hưởng của nó, không phải ai cũng làm được. Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, có người gọi đây là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng gọi là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thì hợp lý hơn. Bởi lẽ, khủng hoảng “bục” ra từ khâu tài chính, bắt đầu từ hậu quả cho vay dưới chuẩn tại Mỹ. Trong nhiều năm qua, Mỹ duy trì cơ chế cho vay với lãi suất thấp, thậm chí là bằng 0 để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng. Vì thế, giá nhà tại Mỹ tăng nhanh, trong vòng 10 năm tăng tới 124% cùng với số tiền vay tăng với cấp số nhân, từ 50 tỷ USD, tăng lên hàng nghìn tỷ USD, nhưng phần lớn không trả được. Trong khi đó, các ngân hàng lại vay mượn lẫn nhau, không những vay ở Mỹ mà vay cả ở châu Âu nên khi “ bục” ra là phá sản.

 

Nguyên nhân thứ 2 là do chính sách tài chính tiền tệ của Mỹ, quen tiêu tiền của thiên hạ khi liên tục phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Nợ bán trái phiếu ra nước ngoài của Mỹ lên tới 1300 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc mua tới 800 tỷ USD, nhưng lãi suất trong nước lại giữ ở mức thấp để khuyến khích dân tiêu dùng. Kết quả là mức tiêu dùng của Mỹ tăng nhanh hơn mức làm ra và là một yếu tố gây nên khủng hoảng. Bên cạnh đó,  thói quen tiêu tiền bằng thẻ tín dụng khiến lượng tiền ảo gấp 200 lần tiền thật, lan rộng ra cả thế giới và không kiểm soát được. Thêm vào đó, đây cũng là sự phản ánh quy luật bất biến của kinh tế thị trường: quy luật cung cầu. Nguyên Phó thủ tướng cho rằng, bây giờ mà nói tới nguyên nhân có vẻ là thừa, nhưng “hiểu nguyên nhân mới chữa được bệnh” bởi tác động của khủng hoảng còn “dài dài”. Ông đánh giá, so với cuộc khủng hoảng năm 1929- 1930, cuộc khủng hoảng này tuy rất nghiêm trọng nhưng ngắn và nhẹ hơn nhiều. Bởi lẽ, năm 2009, kinh tế thế giới chỉ suy giảm khoảng 1% (cuộc khủng hoảng trước suy giảm tới 15%). Các chỉ số so sánh khác tương ứng là tỷ lệ thất nghiệp 10% so với 25%; thuyên giảm về thương mại 10% so với 28%, số ngân hàng phá sản chỉ ở hàng trăm trong khi trước đó là hàng nghìn… Đó là do lực của nền kinh tế các nước nói riêng và toàn cầu nói chung mạnh hơn trước  nhiều và ngày nay, sự liên kết toàn cầu ngày càng mạnh mẽ là cơ sở để cùng chống khủng hoảng.

 

Những tác động không thể coi thường

 

Nguyên Phó thủ tướng  đánh giá, cuộc khủng hoảng gây ra hậu quả nặng nề, sản xuất đi xuống, thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Vì vậy, các nước  phải tung ra các gói kích thích kinh tế rất lớn, như Mỹ có nhiều gói lên tới gần 1000 tỷ USD, EU 2500 tỷ USD, Trung Quốc 585 tỷ USD… Việt Nam là nước nghèo cũng phải đưa ra gói kích thích  kinh tế 2 tỷ USD. Lượng tiền đưa ra quá lớn nên phải cơ cấu lại hệ thống tài chính- tiền tệ thế giới. Cụ thể, Mỹ  phải thít chặt và tăng cường giám sát đối với hệ thống tài chính, ngân hàng, thậm chí giám sát cả tiền lương của 8 ngân hàng. Từ đó, tổng quan lực lượng giữa các đồng tiền thay đổi, đồng USD yếu hơn trong khi nhiều đồng tiền mới khác nổi lên, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc  là một hiện tượng. Các hệ thống tiền tệ thế giới cũng được thiết chế lại, vai trò chi phối của Mỹ giảm đi. Đặc biệt, khủng hoảng bộc lộ những yếu kém của nền kinh tế, đòi hỏi phải cơ cấu lại. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này lại trùng với khủng hoảng năng lượng, giá lương thực, biến đổi khí hậu nên yêu cầu tái cơ cấu càng mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện rõ nét khi các gói kích thích kinh tế của Mỹ và các nước giàu khác hướng nhiều vào tiết kiệm năng lượng là chính.

 

Một yếu tố khác cũng đáng quan tâm là các xu hướng khác nhau trong điều tiết thị trường. Một số nước chuyển vào thị trường nội địa như Trung Quốc, Việt Nam, In- đô- nê- xi- a, Ấn Độ nhưng có nước ngược lại như Mỹ điều tiết bằng cách “ đè” tiêu dùng xuống, không kích thích như trước, đồng thời cố tăng nhanh tỷ lệ xuất khẩu. Điều này lý giải vì sao xuất khẩu của Việt Nam giảm sút. Thêm vào đó, tổng quan lực lượng giữa các quốc gia, châu lục qua khủng hoảng cũng có thay đổi và có sự lệ thuộc lẫn nhau. Chẳng hạn, Mỹ vay nợ nước ngoài quá nhiều nên bị lệ thuộc vào nước ngoài, nhưng Trung Quốc tuy đang ở thế thượng phong, mua tới 800 tỷ USD trái phiếu của Mỹ khi đồng USD suy yếu cũng cảm thấy lo ngại, sợ bị ảnh hưởng theo. Điều đáng mừng là qua khủng hoảng, Đông Á trở thành một miền đất hứa với “hiện tượng” Trung Quốc có mức tăng trưởng hơn 8%; Việt Nam 5,3%,

In- đô- nê- xi- a, Ấn Độ 4%...

 

Từ tác động của khủng hoảng kinh tế, tới thời điểm này, các học thuyết về kinh tế cũng thay đổi. Nguyên Phó thủ tướng cho rằng, từ cuộc khủng hoảng năm 1929- 1930 đã trải qua nhiều học thuyết kinh tế. Trong đó, học thuyết kinh tế của Keynes có tác động đến đầu những năm 70 của thế kỷ trước và sau đó, học thuyết Tự do mới với phương châm tự do hóa, tư nhân hóa, phi điều tiết hóa chiếm ưu thế và tới thời điểm này, với cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế năm 2009, sẽ nảy sinh thuyết kinh tế mới. Đó là học thuyết gì thì đang còn tranh luận nhưng nhiều người nghĩ tới sự trở lại của học thuyết Keynes bởi  nguyên lý kích cầu khi khủng hoảng và bên cạnh thị trường thì lại cần có sự điều tiết của Nhà nước. Nói một cách  “nâu sồng”  (cách ví của nguyên Phó thủ tướng) thì chủ nghĩa bảo hộ tăng lên rất nhiều, toàn cầu hóa bị thách thức và đó là nguyên nhân vì sao hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu bị vấp phải nhiều rào cản, trong đó chủ yếu là rào cản phát sinh từ chủ nghĩa bảo hộ như việc EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

 

Hồng Thanh lược ghi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.