Đón nhận bản cáo trạng một cách bình thản, bị can Nguyễn Đức Nghĩa trải lòng lần cuối với luật sư của mình trước ngày hầu toà, đối mặt với tội lỗi của hắn.Bình thản đối mặt với án chết Cách đây hơn một tuần, gia đình Nguyễn Đức Nghĩa đã đến nhờ Luật sư Ngô Ngọc Thủy bào chữa cho Nghĩa. Trước ngày đưa hắn ra xét xử, sáng ngày 8/7, luật sư Thủy và luật sư Nguyễn Anh Thơm đã vào trại tạm giam gặp Nghĩa lần cuối. Gia đình Nghĩa cũng biết tội của con mình lớn, nhưng với họ, Nghĩa vẫn là đứa con út trong gia đình, muốn con mình được thanh thản… Gặp Nghĩa trong trại tạm giam, luật sư Thuỷ cho biết, anh ta xuất hiện với một thần thái khá tốt, không hề bị sút cân. Trong khoảng hơn 2 tiếng nói chuyện với luật sư, Nghĩa tỏ ra điềm đạm, lễ phép, kể rành rẽ mọi chuyện, tỏ ra ân hận và trong suốt buổi nói chuyện đã khóc rất nhiều. Vị luật sư hỏi Nghĩa:Cháu có đủ sức khoẻ để tham dự toà không? Sức khoẻ cháu tốt ạ. Ở trong này cháu chỉ ăn với nghỉ nên sức khoẻ cũng tốt.Cháu đã biết lịch xử chưa? Cháu biết rồi ạ Từ giờ đến hôm đó cháu phải giữ sức khoẻ để đảm bảo phiên xử được diễn ra tốt đẹp, không nên nại ra lý do để không ra phải ra hầu toà.
..Qua cuộc trao đổi với Nghĩa, ông Thủy cho rằng Nghĩa đã thấy rõ được tội và đã thấy được trách nhiệm của mình. Theo phân tích tâm lý tội phạm của ông Thuỷ: Khi người ta đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình, nhất là đã trải qua một thời gian dài suy ngẫm thì sẽ bình tĩnh chờ đợi sự phán xét. “Về căn bản, cháu nhất trí cả với tội danh nêu trong cáo trạng. Cháu chỉ muốn ra tòa, được nói lời xin lỗi bố mẹ Linh, xin lỗi bố mẹ cháu, xin lỗi các thầy cô giáo trong trường và xin lỗi tất cả bạn bè, người thân của cháu” – lời Nghĩa nói với LS. Theo lời ông Thuỷ, Nghĩa đón nhận bản cáo trạng một cách bình thản. Về cơ bản, anh ta đồng ý với bản cáo trạng, nhận hết tội. Tinh thần của bị can này khá thanh thản, không có vẻ gì là bấn loạn hay suy sụp. Nghĩa ý thức được rõ ràng hành vi phạm tội của mình và đã sẵn sàng hầu tòa trong phiên xử ngày 14/7 tới. Luật sư Thuỷ kể: Sau khi đâm chết nạn nhân, Nghĩa ngồi hai tiếng bên xác của Linh. Lúc đó anh ta biết rằng tội của mình lớn lắm. Anh ta bắt đầu suy nghĩ, khi điều tra vụ án, điều đầu tiên mà người ta xác định nạn nhân là dựa vào dấu vân tay. Rồi qua những gì mà Nghĩa đọc được thì sau khi nạn nhân đã chết, hình ảnh của hung thủ thường lưu lại trên võng mạc của nạn nhân. Nghĩ vậy, Nghĩa đã gọt hết vân tay và cắt đầu nạn nhân… Sau khi nghe luật sư giải thích về tội cướp tài sản, Nghĩa đã hiểu ra tội của mình. Nhưng Nghĩa vẫn cho rằng, tất cả tài sản của Linh mang theo, cậu ta đem cầm nhằm phi tang chứ không có ý định cướp từ trước. Vì Nghĩa biết rõ nạn nhân không có nhiều tiền mặt bao giờ, thường thì tiền để trong thẻ ATM và Linh còn có một quyển sổ tiết kiệm.Và sự ân hận muộn màng Khi được luật sư hỏi, hành động dã man có phải do Nghĩa xem quá nhiều các phim bạo lực, Nghĩa nói rằng: Anh ta chỉ thích phim tình cảm, tâm lý. Ngoài ra, còn thích đọc sách, nghe nhạc và chơi game. Giải thích với luật sư về hành vi dã man của mình, Nghĩa nói có đọc qua sách, những việc hắn làm giống nhiều vụ án hình sự khác mà hắn đọc được trong sách, truyện.
Nguyễn Đức Nghĩa |
Khi nhận được lời mời bào chữa cho Nghĩa, ông Thủy đã nghiên cứu hồ sơ của vụ án và về cơ bản nhất trí với truy tố của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, một điều luật sư Thuỷ cho rằng, hành vi giết người của Nghĩa không phải là “man rợ” như cáo trạng truy tố. Theo trình tự diễn biến của vụ án, đó là hành vi che giấu tội phạm một cách man rợ. Tiến sĩ Thủy phân tích: “Giết người man rợ là việc thực hiện hành vi man rợ nhằm tạo ra cái chết, ví dụ như đập búa vào đầu, đổ xăng để đốt, dìm xuống nước ngạt đến chết… Còn về hành vi chặt xác là sau khi đã giết, Nghĩa thực hiện để phi tang, che giấu. Chỉ có thể coi hành vi đó là che giấu tội phạm man rợ. Còn về tội danh của Nghĩa thì đã là rõ ràng”. Trước khi chia tay với luật sư của mình, Nghĩa nuối tiếc kể rằng hắn đã từng là học sinh giỏi từ cấp 1 đến cấp 3, khiến bố mẹ luôn tự hào. Rồi Nghĩa thi đỗ vào một trường trung học có tiếng ở Hải Phòng và đỗ đại học Ngoại thương thừa điểm. Vào trường Ngoại thương năm 2004, Nghĩa quen và yêu Linh. Trong thời gian còn là sinh viên, anh ta từng được làm khối trưởng của khoa. Năm 2006, sau một thời gian yêu nhau, Nghĩa và Linh đã chia tay, đó cũng là quãng thời gian mà Nghĩa bị ốm và phải nghỉ học một năm. Sau đó, Nghĩa đi học tiếp và chưa được nhận bằng tốt nghiệp vì còn nợ môn. Nghĩa nói rằng tất cả những lời nói với luật sư ở buổi tiếp xúc chỉ là để nói cho rõ, để được thanh thản khi ra tòa và nhận phán quyết. Trong suốt buổi nói chuyện, Nghĩa không hề hỏi luật sư xem tội mình thế nào, sẽ bị phán quyết ra sao. Nghĩa biết mình sẽ phải trả giá cho hành vi phạm tôi của mình và ân hân hận khi đã làm khổ thêm Hoàng Thị Yến. Luật sư Ngô Ngọc Thủy thấy tiếc cho một người đã mất nhiều công sức, tiền của để ăn học như Nghĩa, lại có hành vi phạm tội như vậy. Theo ông, nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự lơi lỏng trong quản lý của xã hội, gia đình…
Theo T.N
VietNamNet
VietNamNet