Nguy hại từ việc lạm dụng nước ngọt có ga

Trẻ béo phì, loét dạ dày vì uống nước ngọt có ga.
Trẻ béo phì, loét dạ dày vì uống nước ngọt có ga.
(PLO) - Thông tin từ Ths.BS Vũ Thị Thanh, Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ nên định hướng cho trẻ, không nên cho trẻ dùng nhiều nước ngọt có ga. Vì thức uống giải khát này nếu dùng nhiều không có lợi ích cho sức khỏe, ngược lại chỉ khiến trẻ tăng cân theo chiều hướng có hại, cản trở sự hấp thu canxi, gây ra loãng xương lâu dài.

Béo phì, loét dạ dày vì uống nước ngọt có ga

Dù đã trải qua nhiều tháng nhưng đến nay, bác sĩ Vũ Thị Thanh vẫn nhớ như in về một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì tăng đường huyết. Và điều lạ là, trong suốt thời gian ở bệnh viện, bệnh nhân này lúc nào cũng kè kè một chai Coca-Cola bên cạnh.

“Khi tôi hỏi: “Tại sao lúc nào cũng thấy cháu cầm chai Coca-Cola thế?”, thì cậu bé trả lời rằng: “Cháu thích uống Coca-Cola bác ạ, nếu không có nó cháu không chịu được. Mỗi ngày, cháu phải uống 2 lít nước ngọt Coca-Cola”. Câu trả lời của cháu khiến tôi giật mình. Vì thực ra bệnh nhân này là con trai của một người bạn thân của tôi. Cậu bé chỉ mới 20 tuổi. Sau khi học xong phổ thông, cháu sang Mỹ du học 2 năm. Đến lúc trở về, cháu đã tăng lên 30kg so với thể trạng lúc còn ở Việt Nam. Thân hình của cháu lúc trước vốn rất khỏe mạnh, nhưng kể từ khi sang Mỹ du học và tăng 30kg, cháu trở thành người béo phì và mắc nhiều bệnh không lây như tim mạch, đường huyết cao. Kết quả là cháu đã phải nhập viện cấp cứu vì đường huyết cao” – bác sĩ Vũ Thị Thanh kể.

Một trường hợp khác cũng mới được bác sĩ Thanh thăm khám và điều trị cách đây không lâu. Đó là trường hợp một cậu bé 11 tuổi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải nhập viện vì bị viêm loét dạ dày. “Khi hỏi về thói quen ăn uống và sinh hoạt, cháu bé nói rằng cháu thích uống Sting, cũng là một loại nước ngọt có ga. Mỗi sáng, bố mẹ cháu đều đưa tiền cho cháu tự mua đồ ăn sáng trước khi đi học. Nhưng thay vì mua xôi, bánh mỳ hay ăn bún, phở… thì cậu bé lại để dành mua Sting. Hầu như thường xuyên, cháu bé đã nhịn ăn sáng và chỉ uống nước Sting. Cho đến một hôm cách đây không lâu, cháu bé kêu đau bụng và được bố mẹ cho đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi nội soi thì phát hiện cháu bé đã bị viêm loét dạ dày”, bác sĩ Thanh cho biết.

Nên có chỉ dẫn cảnh báo khi uống nước ngọt có ga

Bác sĩ Thanh cho biết, nếu uống nước ngọt có ga trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì trong nước ngọt có ga như Coca-Cola, Sting, Pepsi… chứa rất nhiều đường, hương liệu, chất tạo hương, chất tạo độ chua, chất tạo màu… còn về thành phần dinh dưỡng thì không có nhiều. Nếu uống trong thời gian dài sẽ dẫn đến béo phì rất nhanh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… 

Theo bác sĩ Thanh, ví dụ như một lon Coca-Cola, thành phần của nó bao gồm nước bão hòa CO2, đường mía, đường HFCS, màu thực phẩm, chất tạo độ chua, hương liệu tự nhiên và cafein. Đường HFCS chính là đường ngô, đây là loại đường đơn. Theo một nghiên cứu của Mỹ, nếu dùng nhiều loại đường này chỉ có tác dụng tích mỡ, không cung cấp chất điện giải. Nếu một người dùng 1.350g đường HFCS trong một năm thì nguy cơ béo phì tăng lên 3 lần. Chất tạo độ chua, nếu dùng nhiều cũng làm cản trở sự hấp thu canxi, gây loãng xương lâu dài. Thêm vào đó còn có thành phần cafein, là một chất kích thích nhưng các nhà sản xuất không ghi rõ liều lượng bao nhiêu nên người dân không biết uống bao nhiêu mới không gây hại cho cơ thể.

Trước tình trạng bệnh tật của hai trường hợp trên, bác sĩ Thanh đã tư vấn cho người nhà và bệnh nhân rằng không nên tiếp tục sử dụng nước ngọt có ga nữa. Tuy nhiên, quá trình “cai” nước ngọt có ga không hề dễ dàng. Bác sĩ Thanh cũng khuyên các bậc cha mẹ nên định hướng cho con cái từ bỏ loại thức uống không có nhiều ích lợi cho sức khỏe này. Khi trẻ khát, cho uống nước lọc để giải tỏa cơn khát.

“Trong các chuyến công tác nước ngoài, tôi thấy nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc họ không cấm nước ngọt có ga nhưng họ có những băng rôn, áp phích hay những tờ quảng cáo tuyên truyền rằng loại đồ uống này không tốt cho sức khỏe để người dân lựa chọn có nên uống hay không. Những tờ quảng cáo này được treo tại các bến xe, bệnh viện, nơi công cộng đông người. Ví dụ như một bệnh viện ở Boston (Mỹ), họ có tờ quảng cáo về mức độ nên sử dụng các loại đồ uống. Trên tờ quảng cáo có hình ảnh như cột đèn giao thông gồm 3 màu xanh, đỏ, vàng. Chai nước bình thường họ vẽ ở đèn xanh, chai nước như Coca-Cola họ vẽ ở ô màu đỏ, còn những loại đỡ nguy hại hơn thì vẽ ở ô đèn vàng. Chính những tờ tuyên truyền đó đã cảnh báo cho người dân khiến người dân thay đổi thói quen và nhận thức dùng đồ uống. Ở Việt Nam mình, cũng rất cần những thông tin tuyên truyền như vậy” - bác sĩ Thanh nhấn mạnh.

Chất gây ung thư đã được phát hiện trong thành phần sản phẩm nước ngọt có ga

Mới đây, truyền thông cũng đưa tin một chất gây ung thư đã được phát hiện trong thành phần sản phẩm nước ngọt có ga Coca-Cola và Pepsi-Cola. Theo cảnh báo của Trung tâm Khoa học vì quyền lợi công chúng Mỹ (CSPI), thành phần của hai loại nước giải khát Coca - Cola và Pepsi-Cola đều chứa nồng độ cao chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE. Chất gây ung thư nói trên nằm trong caramel làm màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột. Theo CSPI, nếu các nhà sản xuất không thay đổi chất đang sử dụng thì sau một tháng nữa, trên nhãn các sản phẩm Coca-Cola, Pepsi-Cola và nhiều đồ uống khác sẽ phải xuất hiện mác cảnh báo nguy hại.

Đọc thêm

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.