Nguy cơ từ… rác thực phẩm

Xe rác chất đầy rác thải thực phẩm không được phân loại. (Ảnh: PV)
Xe rác chất đầy rác thải thực phẩm không được phân loại. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không có quy định cụ thể, không biết vứt ở đâu và phân loại như thế nào là nguyên nhân khiến trung bình khoảng 10 tấn rác thải thì có đến hơn nửa là rác hữu cơ, không những gây hại cho môi trường mà còn lãng phí nguồn tài nguyên.

Rác thực phẩm ngổn ngang

Tại điểm tập kết rác ở phường Trương Định (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) theo ghi nhận của phóng viên, rác thải chất chồng chất, bốc mùi hôi thối. Đáng chú ý, chiếm lượng lớn là các loại rác thực phẩm, chủ yếu là thức ăn thừa, chất thải thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến như mỡ động vật, vỏ hải sản, rau úa vàng, hoa quả hư hỏng, gốc rễ,... Chị Trần Thúy Thanh (45 tuổi, ở gần đó) cho biết mọi người vẫn theo thói quen cứ rác là vứt vào thùng suốt bao năm qua, dù biết là không đúng nhưng vì tiện nên đành “khuất mắt trông coi”.

Theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), rác thải thực phẩm là một trong số những loại bắt buộc người dân phải thực hiện phân loại tại nguồn. Đáng nói, nếu như khu vực ngoại thành, mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ đã bước đầu phát huy tác dụng, rác thực phẩm được người dân tận dụng làm phụ phẩm nông nghiệp hoặc thức ăn trong chăn nuôi. Trái lại, trong nội thành nhiều gia đình, hộ kinh doanh vẫn để chung rác thực phẩm với các loại rác khác, thậm chí tại các khu chợ cóc, chợ dân sinh rác thực phẩm còn bị vứt ngổn ngang giữa đường làm mất mỹ quan đô thị.

Chỉ riêng tại Hà Nội, mỗi ngày có khoảng hơn 3.600 tấn rác thực phẩm chưa phân loại cho thấy phân loại rác tại nguồn nói chung và phân loại rác thực phẩm nói riêng vẫn là bài toán khó. Nguyên nhân của thực trạng này một phần đến từ việc người dân còn mơ hồ trước khái niệm phân loại rác.

Hiểm họa ô nhiễm môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang đe dọa toàn cầu, bên cạnh rác thải nhựa, rác thực phẩm cũng đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không được phân loại đúng cách. Theo đó, rác thực phẩm đang làm biến đổi khí hậu khi sản sinh ra khí metan - một loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình phân hủy. Các thông số cho thấy khí metan từ rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải toàn cầu.

Ngoài ra, nguồn rác thải thực phẩm này sẽ ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất và nước. Theo TS. Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT nhận định, rác thực phẩm dễ gây ô nhiễm, bởi khi phân huỷ loại rác này tạo ra nước rỉ rác, không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm mà còn gây ra các vấn đề về môi trường và sức khỏe.

Trên thế giới, để giải bài toán trên các quốc gia đã triển khai nhiều hành động quyết liệt. Điển hình như Hàn Quốc, kể từ những năm 1980, nước này đã thực hiện nhiều nỗ lực lập pháp để giảm lãng phí thực phẩm, hầu hết thực phẩm dư thừa hàng ngày sẽ được xử lý thành thức ăn gia súc, phân bón, nhiên liệu sưởi ấm nhà cửa… giúp tái chế khoảng 95% lượng thực phẩm tồn đọng. Với tính hiệu quả cao, mô hình xử lý rác thực phẩm của Hàn Quốc đã được nhiều chuyên gia quốc tế nghiên cứu và áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều công ty cung cấp giải pháp về môi trường, trong đó có mô hình tái sử dụng lại - tái chế rác thực phẩm. Với rác thực phẩm là cơm thừa, thức ăn thừa sẽ được vận chuyển đến các trang trại làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Những loại rác còn lại không tận dụng làm thức ăn sẽ chuyển đến các cơ sở làm phân bón hữu cơ. Phần chất thải vô cơ còn lại như vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ sò,… sau khi được phân tách sẽ được tiền xử lý cắt nhỏ và phối trộn cùng các loại chất thải công nghiệp khác.

Tuy nhiên, việc tái chế này chỉ thực sự có hiệu quả khi phân loại rác tại nguồn trở thành thói quen của người dân. Vì vậy, trước mắt giải quyết việc phân loại rác thải tại nguồn là hết sức cần thiết và cấp bách.

Thực tế cho thấy, chính quyền địa phương cần xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch, chương trình nhằm triển khai mô hình quản lý, phân loại, vận chuyển rác thải tại nguồn. Tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn phân loại chất thải sinh hoạt đến từng người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, từng bước tạo nên ý thức của Nhân dân về phân loại rác thải. Từ đó làm tiền đề cho việc triển khai thực hiện chương trình phân loại rác theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Khi ấy, không chỉ có rác thực phẩm được chuyển hoá thêm một vòng đời có lợi mà còn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Từ ngày 1/6/2024, đã có 23 phường thuộc 5 quận trên địa bàn TP Hà Nội tiến hành thí điểm phân loại rác thành 4 loại: có khả năng tái chế; chất thải cồng kềnh; chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt còn lại (bao gồm chất thải thực phẩm). Sau gần 2 tuần triển khai thí điểm, đến nay có những phường thực hiện rất tốt nhưng cũng có những nơi các gia đình chỉ phân loại rác với các loại lon, giấy, thùng carton, còn lại kể cả rác thực phẩm đều đổ chung.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…