Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật đản

Lễ thả bồ câu trong đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019) tại Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).
Lễ thả bồ câu trong đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019) tại Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ Phật đản hay còn được gọi là Vesak là một trong những ngày lễ lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên thế giới và Việt Nam.

Nguồn gốc của lễ Phật đản

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Đại lễ Phật đản là lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa, sau là Đức Phật Thích Ca, Giáo chủ của đạo Phật. Sinh ngày Trăng tròn tháng Vesak theo lịch của Ấn Độ cổ, tương đương với mùng 8/4 (ÂL) theo lịch Trung Quốc cổ, vào năm 624 Trước Công nguyên.

Trước đây, một số nước châu Á với truyền thống Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông) và theo lịch của Trung Quốc (ÂL), thường tổ chức đại lễ Phật đản vào mùng 08/4 (ÂL). Các nước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Nam tông) lại tổ chức đại lễ Phật đản vào ngày Trăng tròn tháng Vesak, tương đương ngày 15/4 (ÂL). Có sự khác biệt này do các nước dùng lịch không giống nhau. Tại Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức tại Colombo, Srilanka từ 25/5 đến 08/6/1950, có đại biểu Phật giáo 26 nước tham dự đã thống nhất lấy ngày Phật đản là ngày Trăng tròn tháng Vesak theo lịch cổ Ấn Độ, tương đương ngày 15/4 (ÂL). Từ năm 1999, Liên Hợp quốc công nhận Phật giáo là tôn giáo điển hình của nhân loại, Đức Phật là nhân vật Văn hóa Tôn giáo được Liên Hợp quốc tôn vinh. Đại lễ Vesak Đức Phật được Liên Hợp quốc tổ chức kỷ niệm hằng năm vào ngày Trăng tròn tháng 5 Dương lịch, tương đương ngày 15/4 (ÂL). Từ đây khắp thế giới cũng được rõ: đại lễ Vesak Đức Phật là đại lễ tam hợp Đức Phật (có nghĩa Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết bàn, ba ngày trọng đại gắn với cuộc đời Đức Phật đều là ngày Trăng tròn tháng Vesak), vào ngày Trăng tròn tháng 5 Dương lịch, tương đương ngày 15/4 (ÂL).

Việt Nam thực hiện chủ trương của Liên Hợp quốc đã ba lần tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc vào các năm 2008, 2014, 2019.

Theo truyền thống, đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Đại lễ Phật đản có thể kéo dài nhiều tuần, từ đầu tháng tới sau ngày chính là ngày 15/4 Âm lịch.

Năm nay, lễ Phật đản sẽ được diễn ra diễn ra từ ngày 15/5/2024 đến 22/5/2024. Đây cũng là dịp lễ để những người con của Phật cùng dâng hương tưởng nhớ và cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia đình.

Ý nghĩa của lễ Phật đản

Đại lễ Phật đản có nhiều ý nghĩa đối với xã hội, đặc biệt là những người tin theo Phật giáo, qua đại lễ thể hiện: sự tôn kính, tri ân và báo ân đối với bậc chí tôn, Giáo chủ của đạo Phật, người được Liên Hợp quốc tôn vinh, được thế giới tiến bộ ca ngợi về đạo đức từ bi và tinh thần: hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển bền vững, nhân văn.

Nói về đại lễ Phật đản, lúc sinh thời Hòa thượng Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã nói: hình tượng Thích Ca sơ sinh một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, với câu nói “Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn” (trên là Trời, dưới là Đất, ở giữa là Ta). Ta, nhắc nhở mỗi người phải biết làm chủ cuộc sống, làm chủ nghiệp lực của mình. Tư duy, lời nói và hành động của mỗi người sẽ tạo nên nghiệp quả cho chính cá nhân họ theo “luật nhân quả”.

Đại lễ Phật đản là dịp mỗi người con phật nhận diện lại chính mình. Hoạt động tắm nước thơm cho tượng Thích Ca sơ sinh là động thái để mỗi người trở về với chính mình. Bởi nếu tắm Phật thì ai hiện nay tắm được cho Phật, Phật có cần tắm không? Phật có ở nơi pho tượng đâu mà tắm cho Phật? Vậy tắm tượng Phật Thích Ca sơ sinh là tắm biểu trưng, gọi là tắm Phật nhưng thật ra là tắm cho chính mình, thể hiện ước nguyện của mình. Ba gáo nước thơm tắm Phật tượng trưng: gáo nước đầu tưới vào vai và tay trái để gột rửa mọi điều sai trái, gáo nước thứ hai tưới vào vai và tay phải để những điều phải, điều tốt đã tốt càng phải càng tốt hơn, gáo thứ ba tưới vào đầu để tâm trí thanh tịnh, sáng suốt.

Vậy là mượn việc tắm Phật là để tự làm sạch mình, làm mới mình. Sau khi thực hiện nghi lễ tắm Phật, cá nhân mỗi người cảm thấy mới, sạch sẽ, tươi sáng, anh minh. Trên khắp thế giới, những người con Phật cùng nhau thành kính chăm lo cho một đại lễ, cùng thể hiện tâm nguyện tốt đẹp vì một cuộc sống hoà bình, an vui.

Đại lễ Phật đản là thể hiện đoàn kết trên tinh thần hợp tác hoà bình, hạnh phúc. Trong mùa Phật đản, những người con Phật khắp nơi thực hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ động viên nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Đại lễ Phật đản cũng là đề cao tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau, khắc phục khó khăn xây dựng cuộc sống an vui mọi người mọi nhà cùng hạnh phúc.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Cũng vào ngày này, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Ngày lễ Phật đản không chỉ là dịp tưởng nhớ ngày sinh của Đức Phật mà còn là cơ hội để cùng suy ngẫm về hành trình của Ngài Thích Ca Mâu Ni, từ đó truyền cảm hứng cho bản thân trên con đường tu tập.

Đồng thời, đây cũng là thời khắc để mỗi người Phật tử thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Đức Phật. Hơn nữa, thông qua việc tham gia vào các nghi lễ cúng dường, ngày lễ này còn mang thông điệp về việc sống lành mạnh và chia sẻ sự bình yên, hạnh phúc đến mọi người.

Lễ Phật đản cũng là minh chứng cho sự vĩnh cửu của hình ảnh Đức Phật trong tâm thức của người Phật tử, một hình ảnh không bao giờ nhạt phai dù thời gian có trôi qua. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ Phật đản quan trọng này.

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.