Mừng Lễ Phật Đản xây dựng lại chùa cổ gần 500 năm tuổi

Các đại biểu và các chư tăng thực hiện nghi thức động thổ xây dựng Khu Nội tự chùa Lái.
Các đại biểu và các chư tăng thực hiện nghi thức động thổ xây dựng Khu Nội tự chùa Lái.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa qua, tại xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ động thổ xây dựng chùa Lái (hay còn gọi là Linh Ngai Tự).

Tham dự lễ động thổ có đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo, Công an huyện Quảng Yên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và đông đảo đồng bào, phật tử trong huyện cũng như thập phương.

Chùa Lái tọa lạc tại thôn Vị Khê, xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên. Chùa được xây dựng khá sớm, từ giữa thế kỷ XVI, ban đầu làm bằng tranh tre, vách đất. Đến năm 1589, chùa được chư Tăng, phật tử và nhân dân hai xã Vị Dương và Vị Khê đóng góp trùng tu, tôn tạo tượng Phật, xây dựng lại khang trang trên khu đất có diện tích 5.767m2. Bia “Linh Ngai tự bi ký” khắc năm 1589, một trong những cổ vật còn lưu giữ được ở chùa.

Chùa Lái tọa lạc tại thôn Vị Khê, xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên.

Chùa Lái tọa lạc tại thôn Vị Khê, xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên.

Theo một số thư tịch cổ còn lại, chùa Lái đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa vào các năm 1589, 1716, 1897, 1907, 1918, 1925, 1928, 1995. Lần gần nhất là vào năm 2007, phật tử, nhân dân trong và ngoài địa phương đã phát tâm công đức trùng tu lại ngôi chùa. Sau ba năm trùng tu, tôn tạo, Chùa Lái vẫn giữ được nét cổ kính với 5 gian chùa chính, 5 gian nhà tổ, vườn, tháp. Chùa quay hướng Tây Bắc, tuy không theo hướng của các ngôi chùa Việt thường thấy, nhưng lại là một thế rất đẹp.

Trải qua thăng trầm thời gian và những biến thiên lịch sử, chùa Lái hiện còn lưu giữ được 125 cổ vật còn tương đối nguyên vẹn, trong đó có 6 pho tượng gỗ tạc vào thời Mạc, một tấm bia đá thời Mạc được dựng vào năm 1589; 1 cây hương đá dựng năm 1716; 28 pho tượng gỗ được tạc vào thời Nguyễn và một quả chuông đồng to thời Nguyễn, đúc năm 1907. Ngoài ra, chùa Lái vẫn còn gần 10 cây cổ thụ có tuổi đời gần 500 tuổi, có giá trị rất lớn về sinh học. Là ngôi chùa làng nhưng chùa Lái không lúc nào vắng tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông ngân của các sư trụ trì.

Chùa Lái đã qua 7 lần sư trụ trì, các sư đều là bậc chân tu, học rộng, biết sâu, cụ thể sư thầy Phổ Tiến (tháp trước cửa chùa). Có những nhà sư còn tham gia hoạt động cách mạng như sư cụ Lưu và sư cụ Bùi Tiến Đăng (hay còn gọi là sư cụ Đức) đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến chống Pháp. Với những giá trị lịch sử, văn hoá, năm 2000 chùa Lái đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Lái đã qua 7 lần sư trụ trì, các sư đều là bậc chân tu, học rộng, biết sâu, cụ thể sư thầy Phổ Tiến (tháp trước cửa chùa).

Chùa Lái đã qua 7 lần sư trụ trì, các sư đều là bậc chân tu, học rộng, biết sâu, cụ thể sư thầy Phổ Tiến (tháp trước cửa chùa).

Từ khi sư cụ Đức qua đời năm 1976, trải qua năm tháng không có sư trụ trì, với lòng khát ngưỡng học đạo và mong muốn có sư về hướng dẫn tu học, Phật tử và nhân dân thôn Vị Khê đã làm đơn gửi các cấp Giáo Hội và chư Tăng xin giới thiệu sư trụ trì về chùa.

Đáp lại niềm ước nguyện của Phật tử chùa Lái, năm 2017 Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã giới thiệu sư cô Thích Nữ Chơn Tâm về trụ trì nơi đây. Dù là chùa làng còn nhiều khó khăn về vật chất nhưng sư cô luôn tâm niệm lời chư Phật, chư Tổ ‘‘Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, sư cô không ngại khó, ngại khổ làm tất cả chỉ mong giáo lý Phật Đà thấm nhuần đến muôn nơi. Từ khi sư cô Thích Nữ Chơn Tâm về trụ trì cảnh chùa đã có nhiều đổi thay, tiếng mõ, tiếng chuông lại vang vọng hàng ngày, Phật tử trong và ngoài địa phương về tu học ngày càng một đông hơn.

Hiện nay, ngôi chùa đã xuống cấp, hầu hết các công trình xây dựng đều bằng gạch bê tông và không tuân theo kiến trúc của ngôi chùa truyền thống. Nguyện vọng của sư trụ trì và nhân dân thôn Vị Khê, xã Liên Vị mong muốn tu bổ, phục hồi di tích chùa Lái đảm bảo theo đúng kiến trúc truyền thống để đáp ứng nhu cầu tu học của nhà chùa, phật tử và nhân dân, đồng thời bảo quản các hiện vật trong di tích, đưa di tích trở thành điểm du lịch tâm linh và trung tâm tu học của xã Liên Vị nói riêng và khu vực nói chung.

Phối cảnh xây dựng chùa Lái.

Phối cảnh xây dựng chùa Lái.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của bà con phật tử và người dân địa phương, đầu năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định phê duyệt dự án bảo quản, tôn tạo, tu bổ chùa Lái.

Chùa được đầu tư xây dựng với 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ được xây dựng khu Nội tự với diện tích 2600 m2, tổng kinh phí xây dựng 44 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2029.

Kinh phí xây chùa được đóng góp từ nguồn vốn xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn cùng với nhân dân, phật tử.

Chùa Lái tổ chức kỷ niệm Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 dương lịch năm 2024.

Chùa Lái tổ chức kỷ niệm Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 dương lịch năm 2024.

Cũng trong dịp này, chùa Lái đã tổ chức kỷ niệm Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 dương lịch năm 2024 với nhiều hoạt động mừng ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần. Đây là ngôi chùa đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm Đại lễ Phật đản năm 2024.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hình minh họa

Ngày tốt, giờ đẹp tháng 3 âm lịch năm 2025

(PLVN) - Tháng 3 âm lịch năm 2025 (từ ngày 29/3 - 27/4 dương lịch), có nhiều ngày hoàng đạo, theo quan niệm dân gian, thích hợp cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, động thổ... Bên cạnh đó, cũng có những ngày hắc đạo cần tránh để hạn chế điều không may.

Đọc thêm

Ngôi nhà mỗi ngày một màu xanh

Cần lựa chọn loài cây phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cây xanh)
(PLVN) - Giữa phố thị ồn ào, xô bồ, hiện nay, rất nhiều người đang “thèm” một chút không gian xanh tươi mát. Mỗi người sẽ có một cách làm riêng, từ việc thiết kế lại ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, hay đơn giản chỉ cần mỗi ngày thay một bình hoa, thêm một chậu cây nho nhỏ.

TP Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an

Lễ tế Xã Tắc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
(PLVN) - Sáng 10/03, Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân). Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).

Sự từ bỏ vĩ đại

Sự từ bỏ vĩ đại
Ngược dòng lịch sử trở về nơi xứ Ấn, cách đây hơn 2600 năm, có một sự kiện lịch sử trọng đại, đó là kỷ niệm ngày xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, phải chăng hành trình ra đi của Ngài là một sự từ bỏ vĩ đại?

Gen Z “xanh hóa” bữa ăn: Ăn chay không chỉ là tín ngưỡng

Nền tảng Tiktok tràn ngập những bữa ăn chay đẹp mắt. Ảnh: Tiktok
(PLVN) - Không còn là lựa chọn riêng của những người theo đạo, ăn chay đang dần trở thành một phần trong lối sống của Gen Z. Từ những trào lưu "healthy" trên mạng xã hội đến ý thức bảo vệ môi trường và động vật, thế hệ trẻ đang "xanh hóa" bữa ăn của mình bằng những lý do đa dạng và đầy ý nghĩa.

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?
(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Ý nghĩa của Ấn đền trần trong tâm thức người Việt

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2/2025).
(PLVN) - Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần.

Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025

Một mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng
(PLVN) - "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" - từ lâu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng, chuẩn bị lễ vật tươm tất, dâng thần linh và gia tiên, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.