Người viết sử quê hương

Ở tuổi 80, ông đã hoàn thành cuốn “Lịch sử đấu tranh Cách mạng xã Hòa Phát từ năm 1930-1975”.

Ông là Nguyễn Văn Thiêm, 17 tuổi tham gia giành chính quyền năm 1945 ở xã Hòa Phát-Hòa Vang. 18 tuổi được kết nạp vào Đảng. Là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ở tuổi 80, ông đã hoàn thành cuốn “Lịch sử đấu tranh Cách mạng xã Hòa Phát từ năm 1930-1975”. Với ông, Cách mạng Tháng 8-1945 là bước ngoặt đổi đời của một dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ.

Ông Nguyễn Văn Thiêm, vị chỉ huy Chiến thắng Bồ Bồ còn lại, phát biểu trong ngày gặp mặt kỷ niệm chiến thắng trận đánh.

Ông Nguyễn Văn Thiêm, vị chỉ huy Chiến thắng Bồ Bồ còn lại, phát biểu trong ngày gặp mặt kỷ niệm chiến thắng trận đánh.

Không cần mở sách, ông Thiêm vẫn kể rành mạch trang sử truyền thống đấu tranh của quê hương từ khi có Đảng dẫn đường mà bản thân ông là một chứng nhân của lịch sử. Ông nhớ lại những ngày đầu chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở xã Hòa Phát, nay là phường Hòa Phát và Hòa An, quận Cẩm Lệ. Bằng tinh thần hào sảng của một bậc lão thành cách mạng bước sang tuổi 82, ông kể: Đầu năm 1941, phát xít Nhật kéo vào đóng quân ở nhiều nơi. 2 trung đoàn lính Nhật đóng ở Phần Lăng và Bình Thuận. Chúng lấy đất đồng san lấp, phá dỡ vườn tược để làm sân bay, cưỡng bức nhân dân làm phu không công, đánh đập, hành hạ rất dã man, nửa làng Đông Phước và Nghi An bị san ủi cùng nhiều cửa nhà, mồ mả.

Năm 1943, các thanh niên tiến bộ ở Hòa An họp nhau tại nhà bà Trưởng Hàm thành lập “Hội Thanh niên tương ái”, tiền thân của lực lượng tự vệ cách mạng sau này. Tháng 5-1945, nhiều thanh niên tích cực ở các làng được triệu tập tại nhà bà Đào Thị Phong (còn gọi là bà Thông Kim) ở Hòa An để học tập chương trình “Việt Nam độc lập đồng minh hội” (gọi tắt là Việt minh). Sau lớp học, đêm 9-5-1945 số thanh niên Hòa An được kết nạp vào Chi bộ Việt minh làng Hòa An. Buổi lễ được trang trí cờ đỏ búa liềm, ảnh lãnh tụ nguyễn Ái Quốc. Hai đồng chí Phạm Đình Long và Trà Chu thay mặt Huyện bộ Việt minh Hòa Vang đến dự và thừa nhận tổ chức này. Chi bộ Việt minh Hòa An ra đời từ đó, do đồng chí Nguyễn Như Cân làm bí thư.

Để có tài chính cho khởi nghĩa giành chính quyền, tổ chức Việt minh làng Hòa An lấy danh nghĩa lập quỹ truyền bá quốc ngữ để vận động nhân dân tham gia đóng góp, tổ chức diễn văn nghệ để bán vé lấy tiền. Chỉ một thời gian ngắn, tổng quỹ của Việt minh Hòa An có 1.100 đồng tiền Đông Dương. Số tiền này được đóng góp để mua sắm vải, giấy mực, băng cờ, khẩu hiệu, truyền đơn.

Đình làng Hòa An, trụ sở của chính quyền cách mạng tháng 8-1945 được Nhà nước công nhận di tích lịch sử.
Đình làng Hòa An, trụ sở của chính quyền cách mạng tháng 8-1945 được Nhà nước công nhận di tích lịch sử.


Kế hoạch cướp chính quyền ở tổng Phước Tường nói chung và các làng vùng Đông nói riêng phải sau tổng Bình Thái một ngày, vì ở đây còn có bọn Nhật đóng tại Nghi An, Đông Phước, Phước Tường và sân bay. Ta chủ trương kéo biểu tình từ làng này sang làng khác, chỉ tập hợp dân chúng từng làng. Khi có lệnh khởi nghĩa thì nổi trống đình, họp dân chúng, cho lực lượng đi bắt lý trưởng, hương bộ, nộp đồng triện, bộ đinh, điền thổ và sổ sách giấy tờ… Làng nào cướp chính quyền xong thì họp dân để bầu “Ủy ban Cách mạng lâm thời” lấy đình làng làm trụ sở chính quyền cách mạng và treo cờ đỏ sao vàng.

Ngày 17-8-1945, Ủy ban bạo động cướp chính quyền tổng Thái Hòa (gồm tổng Bình Thái và Hòa An) tập trung tại nhà đồng chí Nguyễn Thị Như đợi ở Trung Nghĩa để phân công nhiệm vụ, lực lượng tự vệ vũ trang hơn 100 người được tổ chức đội ngũ và tập dượt đi đứng cũng như xử trí các tình huống suốt đêm để rạng sáng đi cướp chính quyền ở tổng Hòa An.

Sáng ngày 18-8-1945 nhân dân đổ ra đường với giáo mác, gậy gộc, băng cờ, hò reo vang dậy. Hàng ngàn người với khí thế hùng mạnh chưa từng có hô vang: “Đả đảo phát xít Nhật và thực dân Pháp”. “Việt Nam độc lập muôn năm”. Tiếng hô khẩu hiệu vang dội, cờ đỏ sao vàng rợp trời, trụ sở chính quyền Cách mạng đông nghịt người, gặp nhau ai cũng nói cười: “Đổi đời rồi”, “dân chủ rồi”, “Cách mạng thắng rồi”…

Ông Thiêm chậm rãi kể mà ánh mắt ngời sáng. 65 năm đã qua mà trong ông những tháng ngày sôi động ấy vẫn như còn lay động. Là một trí thức yêu nước, một đoàn viên của “Hội Thanh niên tương ái”, sau ngày Độc lập 2-9-1945 ông Thiêm tham gia dạy các lớp bình dân học vụ để “diệt giặc dốt”. Và chỉ sau một năm độc lập, 80% dân số thuộc các làng Hòa Phát bị mù chữ đã có 79% người dân biết chữ. Theo ông Thiêm đó mới thực sự là cuộc đổi đời mà Cách mạng Tháng Tám đã dành cho dân nghèo. Ánh sáng văn hóa xóa nạn mù chữ đã biến thành câu ca, lời hát “Kiến quốc thành công nhờ học vụ/ Tinh thần lịch sử mở bình dân”.

Tháng 2-1947 ông Thiêm được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, lúc vừa tròn 18 tuổi, ông được trên phân công sang lực lượng quân sự huyện Hòa Vang. Rồi từ Chính trị viên đại đội đến Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn, qua nhiều chức vụ, lăn lộn khắp mọi nẻo chiến trường Nam Bộ, ông là một trong những người chỉ huy còn lại của trận đánh nổi tiếng ở núi Bồ Bồ (xã Điện Tiến) đêm 19-7-1954 tiêu diệt một binh đoàn cơ động tinh nhuệ của thực dân Pháp, đập tan cuộc hành quân “Con báo” trên chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng.

Năm 1982 ông Thiêm nghỉ hưu với cấp hàm Trung tá cùng tấm Huân chương Quân công hạng ba Nhà nước phong tặng. Ông đã dành trọn 4 năm tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn “Lịch sử đấu tranh Cách mạng xã Hòa Phát, 1930-1975”. Cuốn sử không chỉ là bản anh hùng ca của Đảng bộ, nhân dân hai phường Hòa Phát và Hòa An mà còn ghi đậm dấu ấn văn hóa từ thuở khai làng lập xã dưới Triều vua Lê Thánh Tông đến nay. Công trình đó là điều tâm nguyện cuối cùng mà ông gửi lại cho thế hệ con cháu mai sau. Ông vui sướng khi đình làng Hòa An, trụ sở của chính quyền Cách mạng từ những ngày đầu giành chính quyền đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử. Riêng ông, ông đã hoàn thành nhiệm vụ của một chiến sĩ Cách mạng, lớp người được tôi luyện trong những ngày tiền khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Lê Gia Thụy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.