Người Việt đầu tiên được thế giới tôn vinh “anh hùng môi trường”

Những người đạt giải thưởng Goldman trên thế giới năm 2018 (bà Khanh đứng phía trái ngoài cùng hàng thứ nhất)
Những người đạt giải thưởng Goldman trên thế giới năm 2018 (bà Khanh đứng phía trái ngoài cùng hàng thứ nhất)
(PLO) - Với nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc vào nhiệt điện than, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, bà Ngụy Thị Khanh (SN 1967, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, GreenID) trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng môi trường Goldman - giải thưởng lớn bậc nhất thế giới cho các nhà hoạt động môi trường cơ sở.

Đại diện châu lục nhận giải Goldman

Một ngày cuối tháng 11/2017, bà Khanh có email thông báo được chọn đại diện châu Á trao giải thưởng Goldman. Bà kể lại, lúc mới lướt qua email, cứ nghĩ một tổ chức nào đó “vinh danh vớ vẩn”. Trước đó bà không đăng kí dự thi gì.

Hồ nghi, bà phúc đáp hỏi về chương trình vinh danh thì nhận được thư trả lời chi tiết. Sau thời gian tìm hiểu, thẩm tra qua các mối quan hệ, bà mới hay Golman là giải thưởng uy tín của Quỹ môi trường Goldman ở San Francisco (Mỹ).

Ban tổ chức giải thưởng giải thích, để đảm bảo khách quan, toàn bộ quy trình tuyển chọn “người hùng môi trường” diễn ra thầm lặng. Năm 2018, Quỹ Goldman tiếp nhận 87 ứng viên được đề cử trên toàn thế giới. Sau vòng sơ tuyển còn 20 ứng viên, ban tổ chức chọn ra bảy ứng viên xuất sắc, nghiên cứu từng cá nhân trong sáu tháng rồi mới quyết định vinh danh. Thời điểm tháng 11/2017 là lúc ban tổ chức đã chốt danh sách cuối cùng, thông báo cho người đoạt giải biết.

Sau này khi sang Mỹ, bà Khanh được Ban tổ chức trưng ra tập hồ sơ dày cộm kèm lời giải thích: “Chúng tôi đã nghiên cứu, đánh giá qua các mối quan hệ, đối tác của bà suốt thời gian qua”. Lúc này bà Khanh chỉ biết lặng thinh vì quá bất ngờ và hạnh phúc.

Đến ngày 23/4 vừa qua, Quỹ môi trường Goldman chính thức công bố bảy anh hùng môi trường nhận Giải thưởng môi trường năm 2018. Theo thông báo từ Ban tổ chức, Giám đốc GreenID được vinh danh nhờ đã sử dụng các nghiên cứu khoa học và thúc đẩy các cơ quan nhà nước tham gia vào vận động cho các dự án năng lượng dài hạn bền vững; giảm sự lệ thuộc nguồn than thông qua việc nêu bật những phí tổn và tác động môi trường của nhiệt điện than.

Trở về sau chuyến đi Mỹ nhận giải, người phụ nữ quê Bắc Giang hết mực khiêm tốn. Bà nói một mình GreenID không thể làm được thay đổi lớn trong chính sách năng lượng ở Việt Nam. Đó là công sức của rất nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động môi trường: “GreenID chỉ tiên phong, mạnh dạn nêu ra những thách thức thực tế liên quan tới nhiệt điện than cũng như tiềm năng của năng lượng tái tạo. Thậm chí đưa những nội dung mà các nhà khoa học bàn bạc trong phòng kín ra công chúng bàn luận”, bà Khanh chia sẻ.

“Ngược chiều” quan điểm phát triển nhiệt điện than

Thành lập tổ chức phi chính phủ GreenID năm 2011, Giám đốc Ngụy Thị Khanh bắt tay ngay vào việc tìm hiểu chính sách năng lượng ở Việt Nam. “Quy hoạch điện 6” tập trung vào thủy điện là tài liệu đầu tiên bà Khanh nghiên cứu. Bà đúc rút ra rằng nếu các dự án thủy điện có sự tham gia các bên từ bước lập quy hoạch sẽ có lộ trình phát triển tốt hơn rất nhiều.

Cùng thời điểm năm 2011, Chính phủ Việt Nam công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến 2030 (Quy hoạch điện 7). Trong đó vạch ra nhu cầu năng lượng của đất nước trong tương lai và đặt mục tiêu đạt tổng công suất 75.000 MW nhiệt điện than đến năm 2030.

Bà Khanh cùng các chuyên gia đồng quan điểm cần thận trọng với “Quy hoạch điện 7” vì nhiều hệ lụy chưa được cảnh báo. Điều lo ngại nhất là nhập khẩu 2/3 nguyên liệu than từ bên ngoài liệu có đảm bảo tính ổn định? “Cùng lúc đó thế giới phản đối nhiệt điện than mạnh mẽ. Ở Indonesia, Úc là những nước Việt Nam dự định nhập khẩu than, người dân còn đến bao vây mỏ than. Nguồn cung như thế liệu có ổn định”, bà nhớ lại.

Các chuyên gia GreenID sau khi tiếp nhận báo cáo nghiên cứu quốc tế đã về từng địa phương ở Việt Nam đối chiếu, khảo sát các thay đổi liên quan tới nguồn nước, môi trường. Tổ chức này khuyến cáo nhiệt điện than tiềm ẩn nhiều rủi ro môi trường. Thời điểm năm 2012- 2013 các sự cố môi trường liên quan đến nhiệt điện chưa xảy ra nhưng GreenID đã có những nghiên cứu, cảnh báo các nhà máy nhiệt điện sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước, chất lượng không khí và chất lượng cuộc sống.

Một kết quả được bà Khanh chia sẻ, đó là hầu hết người dân không nắm rõ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện trước khi xây dựng, ngay cả địa phương cũng chỉ “biết mang máng”. Hầu hết vấn đề môi trường ít được quan tâm nhưng khi nhà máy vận hành thì bắt đầu phát sinh. Lúc này người dân phải chịu thiệt do không có các điều khoản ràng buộc từ trước.

Trong nghiên cứu của mình, GreenID nhận thấy nhu cầu dự báo tiêu thụ điện trong “Quy hoạch điện 7” là quá cao. Năm 2011, quy hoạch này dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 8%, nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng gấp đôi GDP đặt ra áp lực cần sản xuất nhiều điện.

Nghiên cứu của GreenID chỉ ra mức tăng trưởng GDP trung bình cho giai đoạn 2016 - 2030 là 7%. Và nhu cầu điện năng không đến mức tăng gấp đôi GDP, nếu cải tiến công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhu cầu đáng kể. Đó là chưa kể đến nền kinh tế thay đổi cơ cấu từ công nghiệp nặng sang dịch vụ - du lịch thì nhu cầu năng lượng còn giảm nữa.

Một công trình khác của GreenID còn chỉ ra giá nhiệt điện than nhập khẩu tiệm cận với giá điện mặt trời. Trong khi đó phần chi phí Chính phủ và người dân gánh chịu chưa được tính vào giá nhiệt điện than. Đó là các chi phí như tổn hại sức khỏe, ô nhiễm môi trường. Bởi vậy nhiệt điện than không rẻ như nhiều người suy nghĩ.

Từ những phân tích trên, năm 2015, GreenID gửi tới các nhà hoạch định chính sách Việt Nam khuyến nghị giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than. Trước đó tổ chức này kiên trì tổ chức nhiều cuộc hội thảo, đối thoại công khai về nhiệt điện than.

“Chúng ta không phủ nhận vai trò của nhiệt điện. Nó có vai trò lịch sử nhưng phải cân nhắc mở rộng ồ ạt, phụ thuộc đến mức chiếm hơn nửa hệ thống năng lượng quốc gia. Chúng ta nên cân nhắc bởi cứ đi xây mới, sau đó một nhà máy chỉ vận hành 30-50%  hiệu suất thì rất lãng phí”, bà Khanh nói.

Điểm nhấn năng lượng sạch

Song song với đề xuất giảm 30 ngàn kW nhiệt điện than, giảm phụ thuộc vào nhiệt điện than, GreenID cũng vạch ra tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo. Bà Khanh dẫn chứng tại Hội nghị Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu 2015 (COP21), các chuyên gia còn thảo luận tính khả thi về kinh tế của năng lượng tái tạo. Nhưng chỉ hai năm sau, đến năm 2017, tại COP23 người ta không còn thảo luận về tính khả thi của năng lượng tái tạo nữa mà nó trở thành mô hình kinh doanh. Điều đó cho thấy xu thế năng lượng sạch diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, thay đổi nhận thức diễn ra rất nhanh.

Năm 2014, GreenID tiến hành nghiên cứu độc lập cho thấy nếu sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chỉ cần thay đổi công nghệ, không cần đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện mới, vẫn sẽ khai thác được khoảng 17 ngàn MW, tương đương 15 nhà máy nhiệt điện công suất 1000-1200MW.

Một năm sau, chương trình năng lượng vùng mê công của Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế có đánh giá nhu cầu ngành Điện Việt Nam đến năm 2050. Trong đó chuyên gia quốc tế tính toán nhu cầu tiết kiệm năng lượng của Việt Nam sát với kết quả của GreenID. Tổ chức này còn phân tích, chỉ ra năng lượng tái tạo có chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng không mất nhiên liệu, tiềm năng trải dài rất gần với phía Nam là vùng thiếu điện. Mặt khác, năng lượng tái tạo có xu thế giảm giá thành.

Lợi thế nữa là năng lượng tái tạo với quy mô đa dạng tạo cơ hội cho nhiều người tham gia, giảm áp lực nguồn vốn nhà nước. Bà Khanh dẫn chứng như huyện nghèo Ea Súp của Đắk Lắk theo đánh giá có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Với chính sách điện mặt trời, các hộ gia đình có thể tự lắp đặt pin năng lượng. Điều này mở ra cơ hội cho nhiều người  tham gia, giảm độc quyền.

Kiên trì tiếp cận, viện dẫn các nghiên cứu kèm bằng chứng, kết quả khảo sát thực tiễn, tổ chức các hội thảo để trao đổi đa chiều, trong tờ trình gửi Chính phủ của Bộ Công Thương về vấn đề điện năng, phần phụ lục có nhắc tới việc tham khảo ý kiến của GreenID với tư cách đơn vị độc lập.

Tháng 3/2016, Chính phủ đã công bố “Quy hoạch điện 7” điều chỉnh theo hướng giảm đáng kể số nhà máy nhiệt điện than so với kế hoạch trước đây, giảm 20 ngàn KW, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và điện sinh khối lên 21% trong kế hoạch nguồn điện tổng thể đến năm 2030. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.