Người từ Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế yêu cầu tất cả những người đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương từ 15/1 phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.

Yêu cầu trên được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều 13/2 (tức mùng 2 Tết Tân Sửu).

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích: "Mặc dù Cẩm Giàng đã phong toả, nhưng trước đó là đầu mối giao thông khá phức tạp, có sự giao lưu rộng, nên lượng người từ Cẩm Giàng toả đi khắp nơi đã khá nhiều. Do đó đề nghị các địa phương phải giám sát người đi từ Cẩm Giàng- Hải Dương trở về. Theo đó, người đi từ Cẩm Giàng trở về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cần phải giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cả người sống cùng nhà với họ “để đảm bảo an toàn hơn”.

Bộ trưởng Bộ Y tế hoan nghênh Hải Dương xét nghiệm cho toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đồng thời lưu ý tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương nếu thấy ai có triệu chứng cúm thì phải thông báo cho cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá, các ổ dịch tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương cơ bản đã được kiểm soát tốt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai các biện pháp mạnh mẽ về khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Các địa phương khác như Hà Giang, Điện Biên, Hưng Yên cũng làm tốt công tác phòng chống dịch.

“Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ việc đeo khẩu trang phải thực hiện nghiêm túc ở tất cả các tỉnh, thành phố. Cùng với việc thực hiện thông điệp 5K, việc đeo khẩu trang phải thực hiện ở mức độ cao hơn, gần như là bắt buộc. Các địa phương cần xử lý nghiêm các trường hợp ra khỏi nhà không đeo khẩu trang”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.

Công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ  luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Liên quan đến việc truy tìm nguồn lây nhiễm ca mắc COVID-19 tại TP HCM, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biện pháp quan trọng nhất là khoanh vùng, cách ly, phòng chống một cách triệt để, không cố "theo đuổi" nguồn gốc lây nhiễm; đặc biệt, huy động tất cả các biện pháp cần thiết trước tất cả các giả thiết được đưa ra.

“Chuỗi lây truyền ở TP HCM không ở mức độ cao bởi thời gian xuất phát điểm của các ca bệnh đầu tiên ở đây từ 15-17 ngày. Về mặt lý thuyết, có thể lây nhiễm nhanh, nhưng trong trường hợp cụ thể tại đây, lây nhiễm từ chủng A.23.1 tương tự các chủng cũ, thậm chí thấp hơn chủng ở Đà Nẵng, Hải Dương”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Đánh giá cao các biện pháp kịp thời, khẩn trương phòng, chống dịch bệnh của TP HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, đến nay đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh ở TP HCM.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, TP HCM vẫn phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu càng yên tâm”, đặc biệt cần mở rộng diện xét nghiệm ở các khu vực trọng điểm, lưu ý đến công nhân, người lao động khu công nghiệp.

"Đây cũng là khuyến cáo chung với các địa phương. Chúng ta vẫn phải tiếp tục rà soát diện rộng, quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu bao nhiêu, càng yên tâm bấy nhiêu, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.