Người Tây Tạng tiến hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu di truyền Bắc Kinh, người Tây Tạng có tốc độ tiến hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu di truyền Bắc Kinh, người Tây Tạng có tốc độ tiến hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.

Người Tây Tạng có thể chịu đựng được  môi trường sống khắc nghiệt của  vùng cao nguyên. (Ảnh: Telegraph)
Người Tây Tạng có thể chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt của vùng cao nguyên. (Ảnh: Telegraph)

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người Tây Tạng phát triển những loại gen giúp họ có thể thích nghi với bầu không khí loãng trên cao nguyên Tây Tạng. "Đây là tộc người có tốc độ biến đổi gen nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Rasmus Nielsen, giáo sư sinh vật học thuộc trường đại học California (Mỹ) và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.

Theo những nghiên cứu khoa học, người Tây Tạng và người Hán Trung Quốc đã bắt đầu sống tách biệt nhau cách đây khoảng 3.000 năm. Trong khi người Hán định cư ở các vùng đồng bằng màu mỡ, người Tây Tạng đã di cư tới các cao nguyên quanh dãy Himalaya để sinh sống.

Người Tây Tạng đã nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống ở độ cao trên 4.000 mét so với mặt nước biển và nồng độ khí ôxy trong không khí thấp hơn 40% so với các vùng đồng bằng. Ở độ cao như thế này, những người bình thường cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thường xuyên bị đau đầu, khó thở, nhưng người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề này.

Khả năng thích nghi kỳ diệu của những người Tây Tạng được các nhà khoa học lý giải là do họ sở hữu một loại gen có tên là EPAS1. Loại gen này giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng ôxy trong cơ thể và quá trình trao đổi chất để thích nghi với điều kiện không khí loãng.

Các nhà khoa học đã so sánh sự biến đổi gen của những người thuộc 2 ngôi làng trên cao nguyên Tây Tạng và những người dân đang sống ở Bắc Kinh so với những tổ tiên của họ cách đây 3.000 năm. Kết quả cho thấy rằng sự khác nhau về gen của những người ở Bắc Kinh chỉ là 9% trong khi đó, những người sống ở Tây Tạng là 87%. “Đây là một sự khác biệt vô cùng lớn”, tiến sĩ Nielsen nhận định.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng chưa thể xác định chính xác thời gian phân tách của tộc người Tây Tạng và người Hán Trung Quốc. Vì nhiều bằng chứng trước đó cho rằng những người đầu tiên di cư lên Tây Tạng cách đây khoảng 6.000 năm.
Hà Hương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.