Người tâm thần đi lang thang: Tiềm ẩn nguy cơ khó lường

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ án do người tâm thần thực hiện. Điểm chung trong các vụ án  này là người bệnh hầu như không được cơ quan y tế, gia đình giám sát, quản lý. Việc giám sát hành vi của người tâm thần ngoài xã hội hiện chỉ trông  vào  gia đình người bệnh, nhưng xem ra gia đình cũng khó kiểm soát được hết...

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố xảy ra một số vụ án do người tâm thần thực hiện. Điểm chung trong các vụ án  này là người bệnh hầu như không được cơ quan y tế, gia đình giám sát, quản lý. Việc giám sát hành vi của người tâm thần ngoài xã hội hiện chỉ trông  vào  gia đình người bệnh, nhưng xem ra gia đình cũng khó kiểm soát được hết...

Nếu không được quản lý chặt chẽ, người tâm thần đi lang thang là nỗi lo của xã hội Ảnh: Hoàng Phước

Nếu không được quản lý chặt chẽ, người tâm thần đi lang thang là nỗi lo của xã hội

Ảnh: Hoàng Phước

                                        

Nỗi lo… người tâm thần gây án

 

Một buổi sáng mới đây, trên đường Hàng Kênh (đoạn gần chợ Con), một thanh niên trên dưới 30 tuổi, quần áo nhàu nhĩ, tóc bù xù, tay cầm que, đứng ở đường và…múa. Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông đến đây phải chạy chậm lại, nhưng vẫn bị sừng sộ, quát tháo, không ít cô gái còn bị anh ta dùng que đánh vào người. Hỏi ra mới biết, thậm chí gã “bụi đời” này còn là hung thần của nhiều người đi chợ, với thành tích thích là cướp, từ túi thức ăn sẵn, đến hoa quả... Khi có người lên tiếng ngay lập tức gã quay lại gây gổ, khiến nhiều người dân “ngại” đụng chạm, nhất là phụ nữ mỗi lần ra đường đều run vì gặp gã điên này.

 

Những vụ việc gây ảnh hưởng đến ANTT do người bệnh tâm thần gây ra như trên hầu như ở địa phương nào cũng có, có vụ đơn giản nhưng cũng không ít vụ nghiêm trọng. Trong đó đau lòng nhất là những vụ giết người, hoặc gây thương tật suốt đời cho các nạn nhân mà thủ phạm là người thân hoặc hàng xóm láng giềng của họ…

 

Hồi 18 giờ ngày 17-1-2009, ông Đỗ Sỹ Trung (sinh 1943, ở 54/2, đường  Nguyễn Văn Linh, phường Đông Hải, quận Lê Chân), đang đứng trước quán nước của gia đình, bất ngờ bị Đoàn Hữu Lân (sinh 1959, ở 63/2, đường  Nguyễn Văn Linh) tấn công. Lân dùng búa sắt cán gỗ đánh nhiều nhát vào đầu ông Trung khiến ông bị trọng thương, đến 19 giờ cùng ngày thì chết do bị chấn thương sọ não. Giữa ông Trung và Lân không có thù oán gì. Trung tâm giám định pháp y tâm thần cho biết, Lân bị mắc bệnh tâm thần (bệnh loạn thần do rượu/rối loạn phân liệt). Bởi vậy, khi uống rượu vào, người bệnh có cơn hoang tưởng ảo giác chi phối, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.

 

Mới đây 19h50 ngày 7-7-2010, tại ngõ 2A, đường Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, Nguyễn Thành Nam, sinh 1980 (bị mắc bệnh tâm thần) cầm rìu đuổi đánh ông Phạm Thế Lãng (sinh 1952, ở 22/5, đường  Quang Đàm, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng). Khi ông Lãng bỏ chạy, Nam   quay lại đập và đốt, làm cháy hoàn toàn chiếc xe máy BKS: 16F7-8169 của ông và làm đường ống bảo vệ cột điện cao thế cũng bị cháy.

 

Việc người tâm thần gây án đang là chuyện không thể xem nhẹ. Đặc biệt, việc họ đi lang thang, không ai kiểm soát tiềm ẩn nguy cơ có thể tiếp tục gây ra những mối nguy hiểm khó lường.

 

Chung tay giảm nỗi lo

 

Theo một bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng, người tâm thần gây án thường do các triệu chứng bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt và bệnh động kinh. Trong bệnh tâm thần phân liệt, những hoang tưởng ảo giác chi phối, xui khiến người bệnh  thực hiện hành vi phạm pháp, gây án. Thông thường, tâm lý của cộng đồng là lảng tránh những người có biểu hiện tâm thần nặng, như thường xuyên... không mặc quần áo, đi lang thang hay nhặt ăn bất cứ thứ gì họ thấy trên đường, còn trường hợp những người bị tâm thần dạng nhẹ thì ít khi  đề phòng.

 

Có một điểm chung giữa các vụ án kể trên và nhiều vụ người tâm thần gây án khác, là những người bệnh này hầu như không được cơ quan y tế, gia đình giám sát, quản lý. Chính vì vậy, sự lựa chọn duy nhất là “tránh” và “buông”. Ở đây có sự buông lỏng mang tính phổ biến liên quan đến trách nhiệm của các cơ sở y tế phường, xã. Theo nguyên tắc, khi nắm được trong địa bàn có người bị bệnh tâm thần, trạm y tế xã, phường phải tổ chức những đợt kiểm tra nhằm đánh giá năng lực, hành vi của người bệnh, cấp thuốc cho họ nếu họ  trong diện điều trị ngoại trú. Cùng với đó là  hướng dẫn cho gia đình cách xử trí mỗi khi người bệnh lên cơn, đồng thời đề ra những biện pháp giúp người bệnh có thể tái hòa nhập. Nhưng những nguyên tắc này lâu nay thường bị cấp cơ sở bỏ qua.

 

Tóm lại, để giải quyết vấn đề người tâm thần sống trong cộng đồng gây án, vai trò quan trọng nhất vẫn là gia đình cùng bộ phận y tế cơ sở. Quản lý, theo dõi chặt chẽ những biểu hiện, triệu chứng ở họ, nhằm có những biện pháp thích hợp như điều trị bằng thuốc men, trị liệu tâm lý mới mong chấm dứt được những chuyện đau lòng

 

Mặt khác, cơ quan công an và các đơn vị chức năng sớm điều tra số người bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố, qua đó thống kê số người có biểu hiện vi phạm pháp luật để phối hợp cùng chính quyền địa phương, gia đình và các ngành chức năng có biện pháp quản lý, chăm sóc, điều trị nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm của họ. Tuy nhiên, các biện pháp trên hiện chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền cơ sở, sự hưởng ứng của gia đình. Có lẽ, cần có một cuộc tuyên truyền vận động đến từng địa phương để việc quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh tâm thần được thực hiện tốt hơn và đó là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa có hiệu quả tình trạng người tâm thần gây mất trật tự an toàn xã hội.

 

Thảo Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.