Người sống sót trong vụ sập nhà kể lại những ngày ở “địa ngục”

Merina vô cùng mệt mỏi. Đã ba ngày kể từ khi nhà máy nơi cô làm việc đổ sập xuống và trong quãng thời gian đó, cô chỉ di chuyển được vài cm. Suốt ba ngày, cô chẳng có gì ăn, ngoại trừ vài ngụm nước. Tiếng kêu cứu đã tắt lịm từ lâu. Tiếng rên rỉ của những người bị thương đã không còn. Nhưng chính sự mệt mỏi lại khiến cô sợ hãi nhất. Merina sợ rằng nếu quá mệt mỏi và chìm vào giấc ngủ, cô sẽ không bao giờ có thể tỉnh lại.

Merina vô cùng mệt mỏi. Đã ba ngày kể từ khi nhà máy nơi cô làm việc đổ sập xuống và trong quãng thời gian đó, cô chỉ di chuyển được vài cm. Suốt ba ngày, cô chẳng có gì ăn, ngoại trừ vài ngụm nước. Tiếng kêu cứu đã tắt lịm từ lâu. Tiếng rên rỉ của những người bị thương đã không còn. Nhưng chính sự mệt mỏi lại khiến cô sợ hãi nhất. Merina sợ rằng nếu quá mệt mỏi và chìm vào giấc ngủ, cô sẽ không bao giờ có thể tỉnh lại.

Merina kể lại thảm kịch của cô với phóng viên AP khi nằm trên giường bệnh
Merina kể lại thảm kịch của cô với phóng viên AP khi nằm trên giường bệnh

"Những con tốt" trong ngành công nghiệp dệt may

Merina là một trong số ít những người may mắn đã sống sót sau thảm họa sập tòa nhà Rana Plaza đã khiến cả đất nước Bangladesh bị sốc. Trên giường bệnh, cô kể lại với phóng viên hãng tin AP về tấn thảm kịch của mình.

Merina nói rằng cô đã có 7 năm làm việc tại Rana Plaza, khâu những chiếc áo phông và những chiếc quần với đích đến là các cửa hàng cao cấp nằm ở Paris và Los Angeles, cho tới trước khi tai nạn xảy ra.

Rana Plaza, cao 8 tầng, từng là một trong số hàng trăm khu nhà chứa các nhà máy dệt may nằm tại phố Savar, một khu ngoại ô công nghiệp ở thủ đô Bangladesh và là trung tâm của ngành công nghiệp dệt may trị giá 20 tỷ USD.

Bangladessh đã biến nghèo khó thành lợi thế, bởi nơi đây có lực lượng lao động với giá nhân công rẻ mạt và qua đó đã thu hút các thương hiện thời trang hàng đầu thế giới.

Nhưng cũng chính phép lạ kinh tế này đã đẩy Bangladesh rơi vào một vòng xoáy khó thoát, buộc họ phải giữ cho chi phí ở mức thấp, bởi các nhà bán lẻ đang cạnh tranh nhau để giành giật các khách hàng chỉ muốn những loại quần áo rẻ nhất. Và trong vòng tròn nghiệt ngã ấy, chính công nhân dệt may lại là những người phải trả giá, đánh đổi bằng tiêu chuẩn an toàn và điều kiện lao động của họ.

Rắc rối ở Rana Plaza bắt đầu từ sáng thứ Ba (27/4) tuần trước, khi các công nhân phát hiện các vết nứt ở một trong những cột bê tông chính của tòa nhà. Các vết nứt đã dẫn tới một khối bê tông với kích cỡ bằng một hộp đựng giày và nó đã vỡ ra. Cảnh sát đã được gọi tới hiện trường. Các điều tra viên được yêu cầu kiểm tra tòa nhà, vốn có nhiều cửa hàng ở tầng thấp và 5 nhà máy dệt may đông người làm việc ở trên các tầng cao.

Thảm kịch kinh hoàng

Vào lúc 10h sáng, 3.200 công nhân dệt may ở trong tòa nhà đã được lệnh rời đi ăn trưa sớm. Ít người thắc mắc vì sao lại có chuyện này. Một số được thông báo rằng tòa nhà gặp sự cố về điện.

Những nhà máy tốt thường được xây dựng cẩn thận và kiểm tra chất lượng kỹ càng. Các công nhân trong những nhà máy đó được huấn luyện để đối phó với tình huống sự cố xảy ra. Rana Plaza lại không phải là một trong những tòa nhà như thế

Chủ của nó là Mohammed Sohel Rana, một nhân vật chính trị có nhiều ảnh hưởng, mới đặt chân vào bất động sản. Năm 2010, ông này được phép xây dựng một tòa nhà 5 tầng trên một vùng đất từng là đầm lầy. Tuy nhiên ông ta đã xây tới 8 tầng.

Rana đã tới hiện trường ngay khi các vết nứt được tìm thấy. Nhưng sau khi xem xét tình hình, Rana từ chối đóng cửa tòa nhà. "Chẳng có gì nghiêm trọng cả" - ông ta tuyên bố. Các công nhân được yêu cầu trở lại làm việc vào 8 giờ sáng như lịch bình thường.

Vẫn còn vô số người bị mất tích sau thảm họa sập tòa nhà Rana Plaza
Vẫn còn vô số người bị mất tích sau thảm họa sập tòa nhà Rana Plaza

Với hàng triệu người Bangladesh, các nhà máy dệt may ở Dhaka giống như một giấc mơ. Mỗi năm, ít nhất 300.000 người dân ở vùng thông thôn đã di cư tới Dhaka, hiện đã là một trong những đô thị đông dân nhất thế giới. Nghèo đói vẫn lan tràn ở vùng nông thôn Bangladesh, nơi chưa đầy 60% người trưởng thành biết đọc và biết viết. Với họ, tiền lương đều đặn từ một nhà máy dệt may, dù chỉ là lương tối thiểu chưa đầy 40 USD mỗi tháng, đã đủ để tiết kiệm mua một chiếc xe máy, hoặc trả tiền hồi môn, hoặc cho con cái đi học trường tốt.

Phụ nữ chiếm số lượng lớn trong các nhà máy dệt may. Ở đây, những người nghèo nhận ra rằng họ không được quyền chất vấn mệnh lệnh của các quản đốc. Các cô gái cũng hiểu rằng phần lớn các quyết định là do những người đàn ông đưa ra.

Khi một số công nhân lên tiếng chất vấn trong ngày thứ Tư tuần trước về tình trạng an toàn của tòa nhà, họ đã được cảnh cáo rằng đã tới cuối tháng và sắp đến hạn trả lương. Thông điệp của giới chủ rất rõ ràng: Không làm việc, nghỉ lĩnh tiền.

Khoảng 8h40 sáng ngày thứ Tư , khi nhà máy mới hoạt động được khoảng 40 phút, đèn đóm đột nhiên tắt ngúm. Đây là chuyện bình thường vì cúp điện diễn ra khá thường xuyên ở Bangladesh. Rana Plaza cũng giống nhiều nhà máy khác trong khu vực, đã có máy phát điện phụ.

Nhưng những gì diễn ra sau đó lại không hề bình thường. Một chấn động đã xuất hiện tại tòa nhà khi chiếc máy phát điện khởi động. Và các cột nhà rơi xuống đầu tiên, rồi tới các trần nhà.

Không có sự lựa chọn

Merina đang ngồi trước  máy khâu của cô trên tầng 4 tại nhà máy Phantom TAC, khi thế giới dường như nổ tung quanh cô. Cô nhảy dựng lên và cố chạy ra cửa. Nhưng một mảng trần rơi thẳng xuống cô. Cô đã bò dưới mặt đất để tìm chỗ ẩn náu và thấy một chỗ - mảng trần của tầng trên đã rơi xuống nằm trên hai trụ nhà, tạo ra một hầm ngầm nhỏ.

Khoảng 10 người đàn ông và phụ nữ khác cũng nhìn thấy chỗ ẩn náu này giống Merina và họ lao vào trú ẩn cùng một nơi. Những người phụ nữ nắm lấy tay nhau và khóc, nghĩ rằng cuộc sống của họ sẽ kết thúc trong nấm mồ bê tông này.

Trong không gian nhỏ hẹp, cả nhóm chẳng thể đi đâu. Chiếc khăn vàng của Merina đẫm mồ hôi. Cơn khát bắt đầu trỗi dậy trong khi không có nước để uống. Khi thời gian trôi qua, những người bên trong "hầm trú ẩn" tạm của Merina bắt đầu tuyệt vọng. Họ đã phải uống nước tiểu của mình để chống lại cơn khát. Nhiệt độ cao đã khiến các thi thể phân hủy nhanh và kết quả là bầu không khí trong "hầm trú ẩn" đầy mùi chết chóc, hôi thối tới lộn mửa.

Khi Merina tưởng như Thượng đế đã bỏ rơi mình thì đột nhiên cô nghe thấy tiếng của những nhân viên cứu hộ đang khoan cắt bê tông ngay phía trên đầu. "Cứu chúng tôi! Cứu chúng tôi với!" - cô và một người nữa còn sức khỏe vội hô lên. Nhưng vào thời điểm lực lượng cứu hộ mở đường tới được với Merina trong sớm ngày thứ Bảy, cô đã gần như mất phương hướng và không còn giữ được sự tỉnh táo.

Merina được đưa tới Bệnh viện Đại học y Enam, một cơ sở y tế với những giường bệnh cũ nát, sàn nhà bẩn thỉu và tường bê tông còn chưa trát vữa. Sau thảm kịch, hóa ra cô chỉ bị vài vết bầm trên đầu và bị đau lưng do phải nằm co ở một chỗ trong quá lâu. Những người khác không được may mắn như Merina. Ước tính đã có hơn 400 người thiệt mạng trong tấn thảm kịch và con số người chết đang tăng lên.

Thứ Bảy vừa rồi, khi Merina nằm trên giường bệnh nghỉ ngơi, tỉnh giấc, cô tự hứa với lòng mình rằng sẽ trở về nhà và không bao giờ làm việc trong một nhà máy dệt may nữa. Thế nhưng nhiều người sống sót khác chắc chắn sẽ trở lại ngành công nghiệp này, bởi họ có quá ít sự lựa chọn với khả năng mang lại thu nhập tốt hơn.

Tường Linh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.