Người phổ luật thành nhạc trên cao nguyên

Anh Trương Văn Hoàng dạy nhạc cho thanh niên
Anh Trương Văn Hoàng dạy nhạc cho thanh niên
(PLO) - Những ngày đầu tháng 4/2015, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Đà Lạt - Lâm Đồng, tôi gặp lại anh Trương Văn Hoàng - cán bộ tư pháp xã Tân Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), người có biệt tài phổ luật thành nhạc lay động lòng người. 
Những ca khúc lay động lòng người
Cho đến bây giờ, nhiều anh em trong ngành Tư pháp vẫn chưa quên những bài hát sôi nổi cất lên từ những cuộc thi tuyên truyền pháp luật hay hòa giải viên giỏi do anh Hoàng sáng tác như: “Hòa giải viên đây”, “Tôi là tuyên truyền viên pháp luật”,  “Vì những chuyến xe an toàn”, “Cùng chung lo”…
Tôi hỏi anh: “Pháp luật vốn khô khan làm sao anh “thổi hồn” nhạc vào đó được?”. Anh mỉm cười thật hiền lành: “Kể ra cũng khó, nhưng anh thử nghĩ xem, cứng và khô như đá mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn viết thành nhạc được, huống chi pháp luật. Chắc anh còn nhớ bài hát “Lệ đá”, “Tuổi đá buồn” chứ? Theo tôi, điều quan trọng là nhạc sĩ  có “cảm” được đề tài để “phổ” thành nhạc hay không mà thôi!”.
Rồi anh kể cho tôi nghe về bài hát “Hòa giải viên đây!” được sáng  tác trong bối cảnh những ngày đầu tiên anh cùng các cán bộ ngành Tư pháp vất vả ngược xuôi để xây dựng các tổ hòa giải cơ sở, nhằm giúp chính quyền các địa phương giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn tình làng nghĩa xóm. 
Thấy anh chị em hòa giải viên “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” chẳng ngại vất vả, khó khăn, chỉ mong sao giải quyết được những mối bất hòa trong bà con, nhưng có người dân chưa hiểu, chưa tin, thế là anh Hoàng viết  bài hát “Hòa giải viên đây!” với ca từ và giai điệu thật hùng hồn nhằm giải thích với bà con: “Tôi là hòa giải viên đây, những việc trong dân gây nên mâu thuẫn với người xung quanh, hơn thua xô xát có mặt tôi ngay. Gặp nhau trao đổi tỏ bày, lấy tình lấy nghĩa tìm lời giải khuyên. Cùng nhau giải quyết bất bình, khiến việc nhỏ chẳng biến thành việc to”. Không ngờ bài hát ấy lại được nhiều bà con lưu truyền.
Sở Tư pháp Lâm Đồng phát động cuộc thi tuyên truyền viên pháp luật, đồng thời tổ chức hội thi từ huyện đến tỉnh để chọn người giỏi nhất dự thi tuyên truyền viên pháp luật toàn quốc, thế là anh Hoàng cùng với anh chị em ngày đêm ra sức tuyên truyền pháp luật và tập luyện để dự thi. 
Từ đó, anh cảm hứng viết nên ca khúc “Tôi là tuyên truyền viên pháp luật” với phần mở đầu: “Màn đêm buông, đêm che kín khắp nơi, nơi là tôi đi đem kiến thức đến buôn xa. Họp dân tôi thông báo những chủ trương. Vì nhân dân tôi gắng sức tuyên truyền. Dù mưa rơi hay bão táp có qua đây...”. Nào ngờ  bài hát vang xa, góp phần đưa thí sinh Trần Văn Còn – cán bộ tư pháp xã Ninh Gia đến với giải nhất hội thi tưyên truyền viên pháp luật toàn quốc.
Khi ngành Tư pháp tập trung tuyên truyền và tổ chức hội thi về Luật Giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, tránh xảy ra thảm cảnh cha mất con, vợ mất chồng thương tâm, anh Hoàng liền viết nhạc phẩm “Vì những chuyến xe an toàn”. Nhưng có lẽ với anh Hoàng, ca khúc khó quên nhất vẫn là bài “Cùng chung lo” được sáng tác vào tháng 12/2005 khi ngành Tư pháp tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới. 
Anh kể: “Ai cũng nghĩ Luật Bình đẳng giới ra đời nhằm bảo vệ người phụ nữ. Nhưng thực tế lắm khi cả nam giới lại cũng bị bạo hành, cũng cần được bảo vệ. Bài hát này mình viết bằng cảm xúc từ một người bạn bị vợ thường xuyên đánh đập và bị vợ… đâm!”. Bài hát có đoạn: “Hãy nắm lấy đôi tay dịu dàng, cùng ngước ánh mắt ta gần với nhau. Cùng chung xây quê hương đẹp giàu, cùng xây nên gia đình ít con. Chị em ơi, bình đẳng nam ta xây một gia đình dấu yêu…”.
Năm 2013, Quốc hội vận động toàn dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, anh cảm hứng sáng tác nên ca khúc “Cùng sửa đổi Hiến pháp nào!”. Với những ca từ thật bình dị: “Từ nông thôn ra biển lớn bao ước mơ vun đắp xây ngày mai. Ngàn năm con cháu rồng tiên bao ý hay nay góp xây Hiến pháp này. Hiến pháp hôm nay đổi thay là hợp lòng thi đua ái quốc. Hiến pháp do dân, vì dân mọi người tham gia góp ý…”,  không ngờ bài hát ấy lại đi vào lòng người.
Khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra chỉ thị “Tư pháp hướng về cơ sở”, với vai trò là một cán bộ tư pháp xã, anh Hoàng đã cùng với anh em trong ngành Tư pháp Lâm Đồng bất kể gian khổ, khó khăn lăn xả về các buôn làng xa xôi, hẻo lánh tuyên truyền phổ biến pháp luật. 
Trong bối cảnh ấy, anh xúc động quá viết ngay bài hát: “Tư pháp hướng về cơ sở” với lời ca thật hùng tráng, thiết tha: “Ngành Tư pháp hướng về cơ sở, cùng nhân dân chung sức chung lòng. Ngành Tư pháp hướng về cơ sở lắng nghe dân xây đất nước: Nhà nước pháp quyền. Vượt núi ghềnh thác cheo leo đến đảo xa qua buôn vắng, xóm làng gần luật pháp hòa giải, kết hôn, giấy khai sinh, trợ giúp pháp lý có chúng mình…”.
Anh Hoàng vốn thích đọc báo, nhất là Báo Pháp luật Việt Nam. Một buổi sáng cùng tôi trò chuyện trong quán cà phê Thủy Tạ bên hồ Xuân Hương thơ mộng, khi hay tin Báo Pháp luật Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thành lập, anh hứng khởi cầm đàn lên và lấy giấy bút ra ký âm viết ngay nhạc phẩm: “Báo Pháp luật Việt Nam – Lòng dân ý Đảng” với những ca từ thật sinh động, thiết tha: “Rộn ràng hừng đông báo mới đến nhân dân. Nhiều người chờ mong tiếng lòng đây công lý. Đứng gánh pháp luật với hai vai mang nặng. Cùng dân lặn tìm bao oan trái. Thông báo vi phạm xảy ra trong cộng đồng cùng dân một lòng chống tội phạm…”. 
“Tư pháp và âm nhạc là định mệnh của tôi”
Nhấp một ngụm cà phê bốc khói, anh kể cho tôi nghe về quá trình đến với âm nhạc và ngành Tư pháp như những cung bậc trầm bổng trong từng ca khúc của anh. Năm 1970, anh được thầy Vũ Đức Nghiêm – một nhạc sĩ tài hoa với nhạc phẩm “Gọi người yêu dấu” trực tiếp giảng dạy về phối khí. 
Năm 1972, khi mới 12 tuổi, Hoàng đã tự sáng tác nhạc phẩm đầu tay “Ngắm hoa đào rơi”. Năm 1973, tập nhạc đầu tiên của anh với nhan đề “Hồn tôi, buồn tôi” gồm 7 tình khúc được Nhà xuất bản Khai Trí ấn hành. Khi nghe anh trình bày những tình khúc ấy, nhạc sĩ Bửu Ấn thích quá nên đã nhận anh làm “đệ tử” và dạy cho anh kỹ năng sáng tác và chơi piano. Thế là anh đến với âm nhạc như một định mệnh. 
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh quyết định chọn xã Tân Hội, huyện Đức Trọng để lập nghiệp. Năm 1987 anh là Trưởng ban Văn hóa thông tin xã, sau đó là Chánh Văn phòng UBND xã,  rồi cán bộ tư pháp xã, và  tham gia Ban Chấp hành Hội Luật gia huyện Đức Trọng. 
Hơn 20 năm lăn lộn trong ngành Tư pháp, nếm trải bao vất vả, khó khăn, anh không chỉ làm tốt công việc được giao của một cán bộ tư pháp xã mà còn say mê sáng tác nhạc tuyên truyền pháp luật. Ngoài những ca khúc tuyên truyền pháp luật, thời gian qua, anh còn dạy nhạc cho nhiều thanh niên trong xã và sáng tác được gần 100 bản tình ca. Tôi hỏi: “Ước mơ của anh hiện nay là gì?”. Anh mỉm cười trả lời: “Rất đơn giản, nhưng khó thực hiện. Mình chỉ mong sao in và phát hành được một tập nhạc và cho ra đời một đĩa CD thu những bài hát của mình”.
Ngoài kia nắng vàng mênh mông đang phả một màu ngân nhũ trên mặt hồ Xuân Hương xanh biếc, tôi thầm cầu mong ước mơ nhỏ bé của anh Hoàng - một cán bộ tư pháp năng nổ, nhiệt tình, một chàng nhạc sĩ tài hoa phổ luật thành nhạc sẽ sớm trở thành hiện thực. 
Quá trình công tác, anh Trương Văn Hoàng đã vinh dự được UBND tỉnh Lâm Đồng và các Bộ, ngành Trung ương tặng 14 Bằng khen. Năm 2014, xã Tân Hội vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, anh Hoàng được bầu là “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” và đang được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lâm Đồng xem xét đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen vì những đóng góp đáng trân trọng của anh cho ngành Tư pháp tỉnh nhà.

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.