Cứ như thế suốt 9 năm nay, người dân ở đây đã quá quen thuộc với hình ảnh chị Ba là đôi chân mỗi ngày đẩy xe lăn đưa con đến trường. Khi con vào lớp học người mẹ xin vào làm ở bếp ăn của trường, làm lao công đến giờ lại đón con về. Đó là trường hợp của mẹ con em Nguyễn Hữu Toàn, ngụ tại 132/14A, P.6, Q.8, TP.HCM.Nỗi lòng người mẹ Sinh con được 17 tháng tuổi, gia đình mới phát hiện những triệu chứng bất thường của Toàn. Người mẹ cuống cuồng mang con đến bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh nhưng các bác sĩ đều bó tay vì không thể chẩn đoán em bị bệnh gì, chỉ biết cơ chân của em không bình thường cần phải tập vật lý trị liệu. Từ đó đến nay, cứ một tuần ba lần, người mẹ lại đạp xe đạp chở con từ Q.8 đến trung tâm phục hồi chức năng trẻ bị bại liệt ở đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.1) để tập vật lý trị liệu cho con.
Khi được một bác sĩ tại trung tâm chẩn đoán con mình bị thoái vị màng tủy, sẽ không thể đi được, người mẹ đã khóc hết nước mắt. Nhìn đứa con thơ mới bập bẹ biết nói, chị Mai Thị Ba không biết rồi tương lai con mình sẽ đi về đâu với đôi chân tật nguyền. “Với tôi mọi thứ lúc ấy như mất hết, nhìn đứa con chưa biết nói đã chịu cảnh tật nguyền, lòng tôi thắt lại đau lắm”. Chị Ba như muốn buông xuôi khi con mình bị từ chối ở các trung tâm khuyết tật vì Toàn chỉ bị liệt chân còn não bộ vẫn bình thường. Ở trường tiểu học thì không nhận hồ sơ và bảo hãy đến các trường dạy trẻ khuyết tật. Nhưng nghe tiếng bập bẹ của Toàn khi ấy mới 6 tuổi “Mẹ ơi, cho con đi học giống các bạn đi, con muốn đi học”, người mẹ đã vứt hết sĩ diện lên năn nỉ thầy hiệu trưởng cho con đi học. Mỗi sáng khi đưa con đến trường, chị xin ở lại trong trường đợi con. Đến giờ ra chơi chị xin vô lớp đưa Toàn đi vệ sinh hay nói chuyện với con, chiều lại đón con về.
Lọt lòng mẹ năm 1994, Nguyễn Hữu Toàn cũng như bao đứa trẻ bình thường khác. Em là con đầu lòng nên được gia đình hai bên nội ngoại chờ đón và gửi gắm rất nhiều yêu thương |
Cứ như thế suốt 9 năm nay, người dân ở đây đã quá quen thuộc với hình ảnh chị Ba là đôi chân mỗi ngày đẩy xe lăn đưa con đến trường. Khi con vào lớp học người mẹ xin vào làm ở bếp ăn của trường, làm lao công đến giờ lại đón con về. Năm lớp 7, khi con đã trưởng thành hơn, chị mới yên tâm ra ngoài xin đi giặt đồ, phụ việc nhà cho người ta, có hôm còn chạy xe ôm ai thuê gì chở nấy, đi bán vé số, đi ráp đồ áo thuê… “Thấy con như vậy tôi không biết nói gì hết, chỉ biết hy sinh tất cả cho nó”- nhìn đứa con 15 tuổi ngồi oặt ẹo nơi góc nhà, đôi mắt người mẹ đỏ hoe, cố giấu đi những giọt nước mắt cứ chực lăn trào. Năm Toàn 3 tuổi, chị Ba tích cóp tiền mua một đôi giày sắt của trung tâm chỉnh hình bó vào chân Toàn. Cho con đứng vịn vào ghế, chị buộc khăn ngang hông con kéo ra sau để giữ thăng bằng và bắt Toàn bước đi. Biết con đau và khó chịu nhưng người mẹ cố nén yêu thương nhìn con bước đi tập tễnh. Đến năm 6 tuổi là lần thay giày thứ 2 vì gia cảnh quá khổ không đủ số tiền hơn 1 triệu đồng để mua giày cho con, chị đành ngậm nước mắt nhìn con ngồi lết dưới nền nhà cho đến nay. “Nhìn nó, tôi thấy mình bất lực quá, biết đâu nếu được tập đi giày thường xuyên thì nó không phải ngồi liệt như thế này”- chị Ba vừa xem lại những hình ảnh, những tờ giấy khen của con vừa ngậm ngùi.Nghị lực của cậu bé khuyết tật Không phụ lại công lao hy sinh to lớn của mẹ, tuy khuyết tật về hình thể nhưng ý chí và nghị lực của Toàn được thầy cô, bạn bè , hàng xóm rất nể phục và yêu thương.
Suốt 9 năm liền, Toàn luôn đạt học sinh giỏi và đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ |
Ở lớp, Toàn ngồi riêng một một mình trên chiếc xe lăn, kê tấm ván nhỏ làm bàn. Em phải tự tiểu tiện vào chai, đi vệ sinh trong bô để dưới xe lăn và kêu mẹ vô lớp mang đi đổ. Khó khăn thế nhưng suốt 9 năm liền, Toàn là học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 4, Toàn còn vinh dự nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Toàn học rất giỏi môn Tin học và Anh văn. Trong đợt thi tuyển vào lớp 10 năm nay, Toàn được 31,25 điểm, đậu vào trường THPT Tạ Quang Bửu (Q.8). Với Toàn đó là những gì em có thể làm được để đền đáp lại đức hy sinh của cha mẹ. Căn bệnh của Toàn càng ngày càng nặng thêm, xương cột sống của em đã bị vẹo và bị xoắn làm cho em ngồi cũng cảm thấy khó khăn. Phổi và các cơ quan nội tạng của em bị đè nên việc thở của em rất khó, đến ho em cũng không thoát ra được hơi. Bác sĩ bệnh viên chỉnh hình đã đề nghị em phẫu thuật từ năm ngoái nhưng gia đình nghèo không đủ tiền lo cho em nên xin hoãn lại. Với hoàn cảnh như vậy, mẹ con Toàn nhận không ít lời đàm tiếu: “Nó bị bệnh như vậy còn đi học làm gì”, “Người như nó sau này chỉ có ăn vạ thôi, học hành làm chi cho tốn”… Nhưng cũng có nhiều người hiểu hoàn cảnh và chia sẻ với hai mẹ con. Chị Thảo hàng xóm tâm sự: “Thấy nó vậy cả xóm ai cũng thương, chỉ cần đi qua cửa thấy nó kêu một tiếng là vô xem nó cần gì để giúp. Tuy tật nguyền vậy chứ lúc nào tôi cũng thấy nó cười lạc quan”. Ở lớp học, Toàn là tấm gương cho nhiều bạn học cùng lớp noi theo. Cô Nguyễn Thị Thu Trang, chủ nhiệm lớp 9A1 của Toàn tỏ ra rất tự hào khi nói về người học trò nhiều thiệt thòi của mình.
Từ lúc mới sinh ra, mẹ luôn là đôi chân, bàn tay của Toàn |
“Tuy có hoàn cảnh đáng thương nhưng Toàn rất có ý chí và nghị lực. Toàn còn học giỏi hơn những bạn bình thường khác trong lớp. Em không bao giờ tự ti, mặc cảm mà luôn hòa đồng với bạn bè, các thầy cô bộ môn cũng rất yêu quý Toàn” - cô Trang nói. Nhật Linh, người bạn thân của Toàn từ năm lớp 8 tỏ ra rất hứng khởi: “Toàn học giỏi lắm lại hay giúp đỡ bạn bè. Mỗi lần em hay các bạn không hiểu bài, Toàn đều chỉ dạy rất tận tình. Gia đình em cũng không khá giả gì nên hai đứa hiểu và thông cảm cho nỗi bất hạnh của nhau, rồi thân nhau hồi nào không hay”.Lời tâm sự đẫm nước mắt Chị Ba tâm sự: “Nhiều lúc Toàn thấy mẹ cực khổ quá, Toàn nói tôi: “Mẹ cho con nghỉ học đi, con với mẹ đi bán vé số cho mẹ đỡ vất vả vì con". Tôi biết Toàn thương tôi nên mới nói vậy vì Toàn rất ham học, những ngày hè Toàn rất buồn vì không gặp thầy cô bạn bè. Những bữa trưa ở trong trường với Toàn,Toàn thỏ thẻ: "Mẹ ơi! Con biết số phận của con không được may mắn như các bạn, thôi để con sống với mẹ ngày nào hay ngày ấy, chứ mẹ đâu có tiền mà chạy lo cho con". Nghe con nói, lòng chị như cắt xẻ từng khúc. Cuộc sống thiếu hụt cứ chồng chất mỗi ngày nhưng được bù đắp lại cho tinh thần chị là hằng năm các con đem về nhà những tấm giấy khen khoe với mẹ: "Mẹ ơi năm nay con đạt học sinh giỏi" thế là nổi cực nhọc sẽ vơi đi. Toàn sẽ nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2 để làm các thủ tục phẫu thuật trong nay mai. Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, người điều trị cho em từ nhỏ đến nay và là người cùng với các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 2 trực tiếp phẫu thuật cho Toàn chia sẻ: “Đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân bệnh của em nhưng hiện nay tình trạng bệnh của em rất nguy hiểm, các cơ bị nhão ra rũ xuống làm cho người em bị uốn cong, đồng thời chèn ép làm cho em thấy khó thở. Nếu không phẫu thuật kịp sẽ không biết em ngừng thở lúc nào. Phẫu thuật giúp nâng cơ thể ngồi thẳng dậy và em dễ thở hơn”. Bác sĩ Tín cũng cho biết cuộc phẫu thuật này cũng là sự đánh đổi với tính mạng của em. Cả êkíp không chắc chắn về sự thành công của ca mổ, rất có thể xảy ra rủi ro vì hiện tại sức khỏe của Toàn rất yếu. Các bác sĩ vẫn đang có nhiều cân nhắc trong quá trình tiến hành phẫu thuật. Toàn vừa mới đậu vào lớp 10 nhưng đã phải bảo lưu kết quả 1 năm vì sau phẫu thuật, em phải điều trị rất lâu. Chi phí cho đợt phẫu thuật này qua lớn đối với gia đình Toàn. Với số tiền phẫu thuật hơn 100 triệu đồng nhưng hiện nay gia đình, người thân, bạn bè gom góp mới có hơn 4 triệu đồng.
Theo Anh Thiên
VietNamNet
VietNamNet