Người mẫu nhí Việt Nam: Những "trái cây" chín sớm

Sàn diễn thời trang Việt vừa qua bỗng trở nên ồn ào bất thường. Sự ồn ào ấy không xuất phát điểm từ các chân dài có tiếng mà được khơi nguồn từ một sự cố trên sàn diễn của người mẫu nhí mới 12 tuổi.

Sàn diễn thời trang Việt vừa qua bỗng trở nên ồn ào bất thường. Sự ồn ào ấy không xuất phát điểm từ các chân dài có tiếng mà được khơi nguồn từ một sự cố trên sàn diễn của người mẫu nhí mới 12 tuổi. Cô người mẫu này ngay từ khi mới xuất hiện đã tạo nên hiệu ứng với khán giả bởi sở hữu được hình thể chuẩn cộng với một gương mặt xinh xắn. Sự cố tốc váy, để lộ nội y trên sàn diễn mà cô bé Lê Hoàng Bảo Trân gặp phải đơn giản chỉ là việc không may. Nhưng để rồi từ đây, nhiều người đã lo ngại, liệu rằng khát vọng để cho con mình được nổi tiếng, được sải chân trên sàn diễn thời trang, liệu có phải là cách ép những trái non phải gồng mình chín sớm?
Mô tả ảnh.
Bảo Trân sở hữu chiều cao 1,72 m
Dễ dàng nhận thấy, hầu hết các bậc làm cha mẹ khi đưa con mình đến lớp học người mẫu, đều mong muốn các em sẽ trở nên… nổi tiếng, hái ra tiền, được mọi người nhìn bằng ánh mắt nể trọng! Thế nên ai cũng quả quyết rằng con mình có triển vọng. Bên cạnh đó, các công ty người mẫu cũng không ngớt tung ra những lời chào mời, quảng cáo hấp dẫn khiến các vị phụ huynh càng khao khát muốn con mình trở thành ngôi sao trên sàn catwalk, hay tỏa sáng dưới những ánh chớp flash lấp lóe từ máy chụp ảnh rồi sau đó, là những tấm hình bìa rạng ngời trên báo chí. Thế nhưng cũng vì thế mà nhiều bậc làm cha, làm mẹ đã lấy mất đi của các bé nét hồn nhiên và trong trẻo vốn có của lứa tuổi, để rồi chính những người mẫu nhí ấy vội trở thành những trái cây bị ép để chín sớm. Trên thực tế, mặc dù có nhiều lò đào tạo người mẫu nhí nhưng cho đến thời điểm hiện tại chưa thể kiểm chứng được chất lượng chuyên môn ở các “nôi nghệ thuật” này ra sao. Hầu hết các lò đều có phòng tập, những bài trình diễn dáng đi từ áo tắm, áo dài, trang phục thể thao, váy. Với các bé, nếu mặc đồ thể thao sẽ được hướng dẫn đi mạnh mẽ, dứt khoát để tạo nên nét khỏe khoắn. Còn nếu mặc váy sẽ bước đi chậm, chân sải dài để tạo nên sự mềm mại, dịu dàng. Với các trường chuyên nghiệp hơn thì bên cạnh việc tạo dáng đi đứng thì còn có thêm các bài học về cách diễn xuất trước ống kính máy ảnh, máy quay phim… Thoạt đầu tiên, nhìn các bé gái nhún nhảy, lắc lư, các bé trai đi đứng như người mẫu chuyên nghiệp, mọi người có thể kỳ vọng về một bước nhảy vọt của nghề người mẫu trong tương lai. Những gương mặt thơ trẻ ấy sẽ làm nên một diện mạo mới cho nghề người mẫu trong nước. Thế nhưng không ít người lại cảm thấy xót xa khi nhìn những cháu bé mà nét hồn nhiên vẫn hiện đầy trên khuôn mặt mà, song đã phải tập các động tác chu môi, liếc mắt, ưỡn người… sao cho giống những người mẫu hiện đang nổi danh trên thế giới, mà với lứa tuổi đang học ăn, học nói của các bé còn quá xa lạ. Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh vì đặt vào con mình quá nhiều ảo vọng mà đã tìm mọi cách biến các bé thành những “người mẫu chuyên nghiệp”, chạy show quá nhiều trong thế giới thời trang khi tuổi đời còn quá nhỏ. Với lứa tuổi này, các bé phải được chơi đùa, nghỉ ngơi. Song, ngoài giờ học ở trường, các bé phải tập đi đứng, tập vũ đạo đến mệt lả. Ánh đèn sân khấu chói sáng đã khiến các phụ huynh không nhận thấy rằng nếu thiếu hụt kiến thức, sự giáo dục về nhân cách từ gia đình và nhà trường sẽ dễ khiến các bé trở nên “già” trước tuổi, xa lạ với những trò vui thơ trẻ và mất đi những nét trong trẻo của tuổi thơ.
Mô tả ảnh.
Người mẫu tuổi teen Hồng Quế
Hơn nữa dành quá nhiều thời gian cho học đi, đứng, vũ đạo, trang điểm, các người mẫu nhí không còn nhiều thời gian cho việc học ở trường, một hành trang cần thiết cho tương lai. Theo lịch học của JRP VN, các học viên phải học 4 ngày/tuần, 4 giờ/ngày (từ 8 đến 12 giờ); ở lớp đào tạo của Công ty VietModel, học viên học 3 buổi/tuần, thứ bảy, chủ nhật học thêm vũ đạo… Trong khi đó, tuổi thọ của các người mẫu chỉ khoảng 5, 7 năm. Ai giỏi lắm thì đứng trên sàn catwalk được 10 năm nhưng số ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay nên sau lưng người mẫu, vẫn rất cần có một cái nghề. Ước mơ muốn biến con mình thành “mẫu”, đã khiến nhiều bậc phụ huynh quyết tâm đưa con đi học mà chả cần quan tâm nhiều đến việc trau dồi văn hóa, là cái cốt lõi cho cuộc sống của đứa trẻ sau này. Song những tin đồn về những show diễn chỉ dài 15 phút với tiền cát-sê lên tới 10 triệu đồng, những lời mời chào, săn đón mà thù lao lên tới cả nghìn đô, đã nhanh chóng có tác dụng như một liều thuốc kích thích. Các chương trình đào tạo người mẫu trên thế giới đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao độ. Điều đặc biệt là họ vẫn chú trọng đến nền tảng đào tạo văn hóa. Thế nên khi người mẫu nước ngoài, nếu không tốt nghiệp đại học thì cũng đang học đại học. các bài tập cho người mẫu nhí chỉ có tác dụng tăng độ đàn hồi, làm cho thân thể dẻo dai. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cũng rất nghiêm khắc. Nếu cha mẹ cho con vào học nội trú thì chẳng nói làm gì, còn nếu chỉ học theo buổi thì sẽ được các chuyên gia về dinh dưỡng hướng dẫn thực đơn ăn uống rất tỉ mỉ. Cứ mỗi tháng, nhà trường sẽ kiểm tra sự phát triển thể hình một lần và sau mỗi năm, nếu ai không đạt được yêu cầu thì ra về mà học nghề khác. Hơn nữa tùy theo thị hiếu, theo nhu cầu và theo sự thiết kế trang phục của những hãng thời trang, các trung tâm đào tạo đã cho ra đời những thế hệ người mẫu thân hình mỏng như lá lúa, hoặc tròn trịa, đẫy đà. Trong khi đó ở nước ta, khá nhiều người “mẫu” và cả những bậc cha mẹ tin rằng chỉ cần có ngoại hình xinh đẹp, chân dài, lên sàn catwalk chỉ cần chân bước chéo theo đúng tiếng nhạc nền là sẽ bước tới đài danh vọng. Trong khi đó đặc điểm thể trạng người Việt Nam, phần lớn người mẫu ở tuổi teen chưa phát triển cơ thể hoàn toàn. So về chiều cao hay vóc dáng, các em đều thua người mẫu teen nước ngoài. Vì vậy, dù hứa hẹn những sân chơi tầm cỡ quốc tế như IMTA, người mẫu nhí Việt Nam khó có thể tìm cho mình một cơ hội. Trong khi đó, ở Việt Nam những buổi trình diễn thời trang trẻ em chưa được khai thác mạnh. Như vậy, học là một chuyện còn việc có được trình diễn hay không lại là chuyện khác. Với các bé, hầu hết còn chưa hiểu khái niệm người mẫu là như thế nào mà chỉ muốn được vui chơi, được nghịch ngợm. Khi chưa có một quy trình thực sự chuẩn và hợp lí thì có nên hay không khi biến những cô bé, cậu bé lứa tuổi mẫu giáo thành những trái cây bị chín sớm???
Theo Văn nghệ trẻ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.