"Người lính già" từng vinh dự được gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ông luôn sống đúng chất anh Bộ đội Cụ Hồ
Ông luôn sống đúng chất anh Bộ đội Cụ Hồ
(PLO) - Từng kinh qua 2 cuộc kháng chiến, từng vinh dự được gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong ký ức người lính già Đoàn Tất Thắng, trú thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đến tận bây giờ dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng ở ông vẫn nhớ như in những ngày tháng đó và luôn tự dặn lòng nếu còn sống trên đời ngày nào thì phải giữ một tấm lòng son tuyệt đối với cách mạng.
Kỷ niệm khó phai
Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo ở dải đất cát miền Trung, năm 1948  theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Thắng lên đường nhập ngũ. Trong suốt gần 40 năm trong quân đội, ông đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và đi lính tình nguyện ở Campuchia. Với những nỗ lực cống hiến cho đất nước, ông đã vinh dự được chọn đi cùng 15 Chiến sỹ thi đua xuất sắc của Quân khu V ra Hà Nội dự Hội nghị tuyên dương. Trong lần đó, ông được gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  
Hồi tưởng về những kỷ niệm trong lần gặp Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không giấu nỗi sự xúc động, khuôn mặt ông hiện lên rõ niềm tự hào. Ông Thắng nhớ rất rõ: “Trong một lần đi tham quan quanh doanh trại, Đại tướng cười rất tươi, một nụ cười phúc hậu và vỗ vai tôi động viên hỏi chuyện về gia đình, quê hương, sức khỏe và dặn dò, an ủi, động viên cố gắng yên tâm chiến đấu để nước nhà sớm độc lập, về với gia đình”. Trong trí tưởng tượng của mình, ông không thể nào hình dung được một vị Đại tướng, chỉ huy đứng đầu một quân đội nhưng lại đối xử ân cần, gần gũi và dân chủ với cấp dưới đến thế.
Trong suốt buổi trò chuyện, ông Thắng luôn nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách thành kính: “Trong tâm trí tôi, Đại tướng là một con người phi thường nhưng lại sống rất giản dị và gần gũi với nhân dân. Tôi vẫn không thể nào quên được cái cảm giác khi được Đại tướng bắt tay, dặn dò và cái vỗ vai nhẹ nhàng động viên trước khi tôi trở vào miền Nam chiến đấu. Dù biết rằng Đại tướng ra đi là quy luật của cuộc sống, nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào tin đó là sự thật được”.
Giờ đây Bác và Đại tướng đã ra đi mãi mãi, không về. Nỗi đau ấy không của riêng một ai mà đó là nỗi đau đớn tột cùng, một nỗi đau vượt trên cả lý trí, một nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam mà không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.
Ông Thắng và những Huân, Huy chương được trao tặng
Ông Thắng và những Huân, Huy chương 
được trao tặng
Giữ vững lòng son
“Sau này đất nước có hòa bình, dù còn trẻ hay đã già thì người chiến sỹ vẫn phải biết chăm lo cho cuộc sống của người dân quê mình, vui sau thiên hạ, khổ trước thiên hạ, như vậy mới xứng đáng là một chiến sỹ cách mạng, người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Đó là lời dặn dò của Bác và Đại tướng mà 50 năm qua, ông Thắng vẫn luôn đau đáu khi về hưu hành thiện để giúp đỡ những người dân ở quê mình.
Đến năm 1984, ông Thắng về hưu với quân hàm Thiếu tá, mất 41% sức lao động. Nhiều người khuyên ông nên nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già nhưng với đức tính của một anh Bộ đội Cụ Hồ và trên hết là lời dặn dò nên ông không thể “yên phận” được. Thấy người dân quê mình làm nông cực khổ, thường hay bị trật trẹo, nhức mỏi cơ khớp, chạy chữa tốn kém nhiều mà có khi còn không khỏi, vốn là con nhà võ, lại “học lỏm” được các thao tác bấm nguyệt, xoa bóp giải mỏi của các bác sỹ quân y trong chiến tranh, được sự ủng hộ của dân làng, một “phòng khám” ngay trong ngôi nhà giản dị, bình thường của ông đã ra đời. Kể từ đó, ngôi nhà nhỏ của ông trở thành địa chỉ chữa bệnh đáng tin cậy của bà con làng xóm mỗi khi đau ốm, bệnh tật.
Nhớ lại những tháng ngày cùng chiến đấu bên đồng đội, ông kể: “Hồi đó anh em chúng tôi hành quân cả ngày trời mỏi mệt, trong người ai nấy đều nhức mỏi, ê ẩm hết cả. Lúc đó tôi biết bấm nguyệt và xoa bóp nên đã giúp các đồng đội mình giải mỏi, sau đó dạy cho từng người biết cách bấm nguyệt để tự làm cho nhau. Nhờ vậy mà cả tiểu đội tui lúc nào cũng thấy khỏe mạnh, không còn thấy mỏi mệt sau những ngày hành quân dài nữa... Tôi nhớ có lần một đồng chí sau khi ra chiến trường trở về bị trật một bên vai không thể nào cử động được, tôi thấy vậy nên lại bấm nguyệt cho ảnh và rứa là ảnh cử động lại được ngay, sau lần đó ảnh cứ đòi tôi dạy ảnh miết”.
Ông chữa bệnh rất tận tâm và hết lòng. Lẽ thường, người bệnh sẽ tự tìm đến nhà ông, nhưng khi họ không có điều kiện để đến, ông sẽ tự tìm đến tận nhà để chữa trị giúp họ mà không hề than vãn hay đòi một đồng tiền công nào. Cứ thế chiếc xe đạp cà tàng của ông đã lăn qua không biết bao nhiêu vòng trên con đường làng Khương Mỹ,  chỉ mong giúp đỡ cho người dân mà không hề nghĩ đến một điều gì khác. Tiếng tăm của ông ngày một vang xa, người nọ truyền tai người kia, người bệnh tìm đến ngày một đông hơn, không chỉ người dân trong xã mà còn có cả những bệnh nhân ở các vùng trong khắp cả nước. Giờ đây ngày nào cũng có người bệnh tìm đến ông để được bấm nguyệt, xoa bóp. Từ khi về hưu đến giờ, từng ấy thời gian ông Thắng không nhớ hết mình đã chữa bệnh miễn phí cho bao người dân nghèo.
“Do tuổi già, lại phải suy nghĩ nhiều nên đầu óc tôi lúc nào cũng đau ê ẩm hết cả, lại thường xuyên mất ngủ nữa. Tôi đã chạy chữa khắp nơi, từ tây y cho đến đông y, tốn nhiều tiền mà cũng không khỏi hẳn, nhưng nhờ ông Thắng bấm huyệt cho nên giờ đỡ hẳn rồi. Cứ mỗi chiều tôi lại sang nhờ ổng bấm huyệt giúp, tối về ngủ ngon giấc lắm, mấy bữa nay tôi không còn thấy đau đầu nữa” - ông Nguyễn Dục, một bệnh nhân chia sẻ.
Ông Thắng cùng các cựu binh đồng ngũ trong một lần gặp gỡ với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ông Thắng cùng các cựu binh đồng ngũ trong một lần gặp gỡ với
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Trong số những người bệnh có không ít người là bạn bè, đồng đội của ông. Ông Võ Hoài Ngọc, một cán bộ Hợp tác xã Mỹ Tân An đã về hưu được ông chữa bệnh giúp tâm sự: “Ông ấy tận tình lắm, bà con ở đây đa số làm nông, công việc nặng nhọc nên hay bị đau cơ, trật trẹo thường xuyên nên đi khám ở các bác sỹ tốn nhiều tiền lắm. Từ khi ông ấy bấm huyệt miễn phí thì bà con nơi đây đỡ vất vả nhiều”.
Mỗi lần chữa bệnh cho một bệnh nhân là ông lại ghi vào sổ đầy đủ tên, bệnh tình và ngày đến khám của người đó cho tiện theo dõi. Cứ vậy, bây giờ ông đã ghi được kín 5 cuốn sổ dày cộm như thế. Khi chúng tôi hỏi tại sao ông lại làm vậy, ông cười phúc hậu nói: “Tôi thấy mình may mắn hơn các đồng đội vì được trở về với gia đình sau những ngày chiến đấu trong mưa bom, bão đạn và được làm một việc gì đó để giúp đỡ cho người dân quê mình, để tiếp tục cống hiến một ít công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước”.
Ngoài việc chữa bệnh giúp dân nghèo, ông cũng dành phần lớn thời gian cho việc viết sử. Khoe 4 cuốn sử mình đã viết xong, ông nói: “Đây là tâm huyết của cả đời tôi đó, tôi đã tổng hợp lại rất đầy đủ tất cả các giai đoạn của lịch sử Việt Nam hồi chiến tranh chống Pháp đến giờ. Đặc biệt trong này tôi có dành rất nhiều trang để kể về cuộc đời và những chiến công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đọc sử của tui có đầy đủ hết tất cả các giai đoạn lịch sử luôn rồi nên không phải mất công để đi tìm tài liệu nữa…”.
Vì những thành tích và sự cống hiến của mình cho quê hương, ông đã được Nhà nước ghi nhận với nhiều Huân chương như Huân chương Độc Lập hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất và hạng Ba; Huân chương Giải phóng hạng Nhất và hạng Ba; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất... và hàng chục Bằng khen khác.
Năm nay ông đã 85 tuổi, lại vừa tròn 65 năm tuổi Đảng, con cái ông bây giờ đều thành đạt. Chúng mong ông nghỉ ngơi để an dưỡng tuổi già cùng con cháu, nhưng ông nhất quyết không chịu, ông bảo ngày nào còn sức, đầu óc còn minh mẫn thì ông sẽ còn giúp đỡ cho người dân quê mình. Ông Thắng là một tấm gương về đức tính của một chiến sỹ Bộ đội Cụ Hồ mà khi thấy hành động của ông, người ta nghĩ ngay đến một nhân cách sống đẹp: “Sống là cho đi chứ đâu chỉ nhận riêng mình...”.

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và Nhân dân

Bác Hồ phát biểu tại kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa I ngày 20/9/1955. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Quốc hội nước ta được thành lập trong những năm chiến tranh chống xâm lược, do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam. Đến nay, trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, Quốc hội đã, đang cùng Nhân dân và Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia, đưa đất nước ta từng bước đủ “cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch:

Cần bổ sung tiêu chuẩn 'đầu vào' đối với nguồn đào tạo giáo viên

Quang cảnh phiên làm việc sáng 20/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động “tái giám sát”

Một cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021”. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Với hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua đã nhận về nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Bài 4: Giám sát lại - thể hiện trách nhiệm đến cùng việc thực hiện các yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tháng 8 năm 2024 - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -Trong Phiên họp thứ 36 tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023. Tại đây, các đại biểu dân cử cùng nhau làm rõ vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.