Người Hunza và bí mật vẫn dễ dàng thụ thai ở tuổi 60

 Hình ảnh hai cha con bộ lạc Hunza, cha 95 và con 78 tuổi.
Hình ảnh hai cha con bộ lạc Hunza, cha 95 và con 78 tuổi.
(PLO) -Ăn nhiều mơ tươi, hít thở không khí trong lành, luôn vui vẻ, mạnh khỏe và không có khái niệm về ốm đau là những gì mà người dân bộ lạc Hunza đang tận hưởng. Thật khó tin về việc một người phụ nữ 60 tuổi vẫn dễ dàng thụ thai, nhưng những người phụ nữ Hunzan ở Pakistan lại làm được điều kỳ diệu đó. Vậy bí mật của họ là gì?

Thế giới ngày càng phát triển, so với trước đây thì tuổi thọ trung bình của con người đã tăng lên đáng kể do chế độ ăn uống và lối sống… Nhưng để có thể sống tới hơn 100 tuổi và 60 tuổi vẫn có thể sinh con đẻ cái mà không hề có cuộc sống sung túc, đầy đủ, hiện đại và tiện nghi… chắc có lẽ trên thế giới chỉ có một nơi. Đó là bộ lạc Hunza sinh sống trên dãy Himalaya. 

Người Burusho, hay còn được gọi là Hunza (theo tên của nơi họ sống) có khoảng 30.000 người, sống ở thung lũng đồi núi nằm ở vùng Gilgit – Baltistan, phía Bắc Pakistan. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển.

Trong khi tuổi thọ trung bình của một người Pakistan là 67 tuổi thì người Hunza lại có một chế độ ăn uống, lối sống riêng biệt để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình lên tới 145 tuổi. Một con số kỷ lục! Các loại bệnh như ung thư, tiểu đường, béo phì, huyền áp và các loại bệnh tật phổ biến khác trên thế giới gần như không nghe thấy ở bộ lạc Hunza. 

Không có căng thẳng và luôn mỉm cười

Bí quyết đầu tiên khiến cho người Hunza có được tuổi thọ kỷ lục như thế đó là: không hề biết đến căng thẳng, họ hoàn toàn không có các bệnh liên quan đến căng thẳng vì họ miễn nhiễm với những cái gọi là nghi ngờ và thất bại trong cuộc sống. Có thể nói, thung lũng Hunza được ví như mảnh đất của nụ cười và hạnh phúc, khi người dân sống tại đây không bao giờ biết đến căng thẳng, lo âu. Họ luôn giữ nụ cười trên môi, sống không nghi ngờ và vô tư như những đứa trẻ. 

Người Hunzas thường đi ngủ sớm và dậy sớm để làm việc. Từ sáng đến tối, dân làng đều làm việc rất chăm chỉ. Thay vì xem phim và lái xe lâu dài, họ dành thời gian để đi bộ, tụ tập ca hát, nhảy múa, cười đùa cùng nhau. Người Hunza đi bộ rất nhiều, trung bình từ 15-20km mỗi ngày. Đặc biệt, người Hunza nổi tiếng là giỏi yoga, là bậc thầy trong việc học cách hít thở và ngồi thiền. 

Nơi đây không xuất hiện cái gọi là hành vi tội phạm vị thành niên, ly hôn cũng là việc hiếm có. Họ không có nhà tù hay cảnh sát tuần tra, tỷ lệ tội phạm gần như không đáng kể, không có tội ác nghiêm trọng phổ biến nào được báo cáo trong suốt hơn 100 năm qua. Có lẽ đây chính là điều khiến cho người Hunza trở thành “những người hạnh phúc nhất trên trái đất”, mặc dù họ chỉ là một nơi hẻo lánh có mức độ đô thị hóa kém ở Pakistan. 

Người Hunza sử dụng mơ để chống ung thư.
Người Hunza sử dụng mơ để chống ung thư.

Ăn nhiều mơ

Bộ lạc này bắt đầu được nhiều người biết đến khi TS  Robert McCarrison - trong một chuyến nghiên cứu vào năm 1961 - đã đến đây và ghi lại cuộc sống cũng như tuổi thọ của người Hunza, viết nên cuốn sách “Nghiên cứu về bệnh tật”. Dựa vào những nghiên cứu này, vào năm 1968, TS Jay M.

Hoffman tiếp tục có một chuyến đi đến thung lũng Hunza để nghiên cứu nhiều hơn nữa về tuổi thọ của bộ lạc. Những phát hiện của ông cũng được ghi lại trong cuốn “Hunza 1968- Bí quyết của những người sống khỏe mạnh nhất và lâu nhất thế giới”. Nhờ những nghiên cứu này mà giờ đây chúng ta mới biết nhiều hơn về cuộc sống tươi đẹp của bộ tộc xa xôi này. 

Trong cuốn sách của mình, TS McCarrison đã ghi lại khía cạnh độc đáo nhất của chế độ ăn uống của bộ lạc Hunza: Đó là quả mơ, một nguồn chất béo thực vật rất quý và chúng chiếm một lượng lớn calo mà người Hunza sử dụng hàng ngày. Khoa học hiện đại cho chúng ta biết, mơ là loại thực phẩm giàu vitamin B17.

Dầu thực vật có hàm lượng cao các acid béo chưa bão hòa rất hữu ích cho hệ tim mạch và hoạt động thần kinh. Lượng vitamin B17 của người Hunza cao hơn 200 lần so với người bình thường. Mà theo nghiên cứu của nhà khoa học Ernst T. Krebs, vitamin B17 trong loại hạt giống này có khả năng chống tế bào ung thư hiệu quả, được gọi là Laetrile. Chính vì vậy, việc dựng vợ gả chồng cho con gái, người Hunza cũng dựa vào yếu tố chàng trai có được bao nhiêu gốc mơ trong vườn nhà anh ta. 

Những người phụ nữ ở đây đã truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác về cách sử dụng những món ăn từ quả mơ, hạt mơ. Dầu mơ thì dùng mơ để chiên xào, trộn salad, làm thuốc để đẹp da mượt tóc… Hạt mơ được cắn bể ra để ăn phần nhân bên trong. Ở đây, người Hunza ăn mơ tươi tới 3 tháng mỗi năm, những tháng còn lại ăn mơ khô và phần nhân bên trong. 

Ca hát, nhảy múa, sống vui vẻ là bí quyết sống lâu của người Hunza.
Ca hát, nhảy múa, sống vui vẻ là bí quyết sống lâu của người Hunza.

Ăn để sống, không sống để ăn

Ngày càng có nhiều nghiên cứu kết luận rằng tâm trí vật chất là một hiện tượng có thực, và không nơi nào chứng minh điều này rõ hơn người Hunza, chỉ cần nhìn vào quá trình lão hóa của họ là ta có thể thấy rõ ràng nhất.

Đối với người Hunza, độ tuổi trung niên của họ được cho là khoảng 100 tuổi, nam giới và phụ nữ thường sẽ sinh em bé ở độ tuổi từ 60-90 tuổi. Trong khi người phụ nữ bình thường sẽ mang thai ở độ tuổi từ 20-30, rất hiếm người có con ở độ tuổi từ 40. Rõ ràng họ có một phương pháp để chống lại bệnh tật và lão hóa. 

Bí quyết đó là ăn uống lành mạnh. Người Hunza thường chỉ ăn 2 bữa chính mỗi ngày, bữa sáng phong phú và bữa tối nhẹ nhàng lúc hoàng hôn. Đồ ăn chủ yếu là trái cây, rau quả tươi như khoai tây, cà rốt, rau xanh, đậu, củ cải, táo, việt quất, quả anh đào, lê, mơ... Các loại quả hạt như quả bạch, hạnh nhân… Protein động vật bao gồm thịt gà, sữa, sữa chua và pho mát; các loại ngủ cốc như kiều mạch, kê, lúa mạch và lúa mì… 

Không có hóa chất hoặc chất phụ gia trong bữa ăn của họ. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.

Ngoài ra họ còn uống một lượng lớn nước khoáng giàu chất tinh khiết trực tiếp từ các ngọn núi. Nước uống nổi tiếng nhất của họ là một loại trà thảo dược được làm từ nước sông và một loại thảo mộc gọi là Tumuru. Nước sông băng và các loại thảo mộc là lý do họ có làn da sáng láng và mịn màng như vậy. Họ không uống rượu mà chỉ sử dụng nó để chữa bệnh. 

Người Hunza thường sẽ có một thời kỳ nhịn ăn, nhất là vào mùa xuân. Ăn chay nhiều hơn ăn thịt và mỗi đợt ăn chay thường kéo dài tới vài ngày liền. Các chuyên gia y tế phương Tây cho biết, ăn kiêng rất tốt để thiết lập lại cơ thể, nhưng quá trình phải được tiến hành từ từ chậm dãi. Còn đối với người Hunza, họ bắt đầu thói quen này từ khi còn rất trẻ về thườg xuyên duy trì thực hiện nó. Chế độ ăn kiêng chủ yếu là thực vật, ăn nhiều ngũ cốc và tiêu thụ thịt ở mức tối thiểu. 

Quá dễ dàng để hiểu tại sao người Hunza lại được ví là “dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới”. Với lối sống thanh thản, bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. Chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay, nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường không bị phá hoại, ô nhiễm lại thêm với tính cách vui vẻ, không bon chen, không mâu thuẫn. Quả là cuộc sống lý tưởng đối bao người.../.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.