Gương sáng Pháp luật

Người gìn giữ thanh âm văn hóa người Giẻ Triêng

(PLVN) -  Trong văn hóa của người Giẻ Triêng, âm nhạc luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày, trong lúc lên nương, lên rẫy hay lễ mừng lúa mới, đám cưới, tỏ tình và đón du khách phương xa… Nét văn hóa độc đáo ấy vẫn được giữ gìn đến ngày nay chính nhờ những người như Nghệ nhân ưu tú, già làng Đăk Răng - A Brol Vẽ.

“Bảo tàng” nhạc cụ giữa đại ngàn

Làng văn hóa Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, Kom Tum) có 120 hộ, gần 400 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Giẻ Triêng chiếm trên 95%. Ngôi làng có cảnh quan thiên nhiên hài hòa, hội tụ đầy đủ các yếu tố cảnh quan chung của vùng đất Tây Nguyên và đặc biệt rất mến khách.

Du khách được buôn làng chào đón bằng những tiếng cồng, tiếng chiêng vang dội với những điệu múa xoang mềm mại, uyển chuyển. Cồng chiêng của người Giẻ Triêng có 1 bộ gồm 3 loại: 1 ống nứa, một trống nhỏ và một chiêng bằng đồng. Khi bộ ba hợp âm này vang lên, mọi người trong làng nắm tay nhau cùng uống rượu, nhảy rạp, nhảy cho hết ngày và đêm, say sưa với đất trời.

Trong bộ trang phục truyền thống dân tộc Giẻ Triêng, Nghệ nhân ưu tú - già làng Đăk Răng - A Brol Vẽ (SN 1945) nhiệt tình mời du khách vào thăm “bảo tàng âm nhạc mini” của mình. Trong nhà sàn gỗ ánh màu thời gian, bộ nhạc cụ truyền thống của người Giẻ Triêng gồm 14 món: là Đoar, Pin, Ring, Oong Eng Nhâm, Pin Pui, Khèn, Đinh Tút, Ong Eng Ọt, Đâl Đô, Gar, Pun Pâu, Ta Linh, Ta Lẻ và Tơ Lun… đều được ông trưng bày, nâng niu. Các loại nhạc cụ này chủ yếu được làm từ gỗ, tre, nứa, giang… lấy trên rừng gần làng. Người thợ chế tác cần có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ, bởi sự tinh tế cần thiết trong việc đục, đẽo, khoét lỗ; sẽ tạo ra những nhạc cụ có chất lượng âm thanh tốt, đạt chuẩn.

Già làng A Brol Vẽ trong bảo tàng nhạc cụ mini của mình.

Già làng A Brol Vẽ trong bảo tàng nhạc cụ mini của mình.

Để giới thiệu thanh âm núi rừng, già làng nhanh nhẹn lấy các nhạc cụ, lần lượt trình diễn từng loại và ngân nga điệu hát của dân tộc Giẻ Triêng. Già làng A Brol Vẽ còn có bộ chiêng sum bảy lá treo trên vách. "Đó là bộ chiêng quý, được đánh trong các hội làng, nhưng cả bộ không bằng hai lá chiêng đang cất trong nhà", nói rồi ông đi vào nhà trong và trở ra với hai lá chiêng, cái lớn chừng 50cm, cái nhỏ 40cm. Ông cho hay: "Cả hai xã Đăk Dục và Đăk Nông bây giờ, chỉ còn có mỗi độc bản này. Đến giờ, người làm chiêng này càng hiếm, bởi kỹ thuật làm chiêng thành bí truyền". Bộ chiêng của già Brol Vẽ nguyên bộ có bốn lá, gồm Ko, Kon, Tray, Sao, do dòng họ đổi từ 8 con trâu với người Lào và giao cho cha của ông cất giữ.

Ông A Brol Vẽ vừa đánh đàn, vừa hát cho du khách thưởng thức các điệu nhạc dân tộc Giẻ Triêng.

Ông A Brol Vẽ vừa đánh đàn, vừa hát cho du khách thưởng thức các điệu nhạc dân tộc Giẻ Triêng.

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, ông chậm rãi hồi tưởng, các thế hệ của người Giẻ Triêng sinh ra và lớn lên trong tiếng cồng chiêng, bên ánh lửa bập bùng, cùng những điệu múa xoang truyền thống. Dân tộc Giẻ Triêng là một trong những dân tộc có văn hóa rất độc đáo và giàu bản sắc.

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc. Từ khi sinh ra, người dân đã nghe tiếng cồng tiếng chiêng ngân vang khắp núi rừng trong các dịp lễ hội truyền thống như khi gieo hạt lúa, lúc gọi linh hồn người về rừng, khi gọi hồn lúa...

Những bộ chiêng cổ là “vật chứng sống” tượng trưng cho sự trường tồn của bản làng trước những thay đổi của nhịp sống mới. Hầu hết người trong làng hôm nay đều một lòng gìn giữ, nối truyền, đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để cho tiếng cồng, tiếng chiêng luôn có dịp được vang lên.

Không chỉ mang tính chất nghi lễ, nếu không có cồng chiêng, ngày tết, ngày lễ hội sẽ không vui, không tập trung được lũ trẻ, trai gái và buôn làng. Tuỳ vào từng lễ nghi mà giai điệu chiêng khác nhau, có khi thong thả, nhịp nhàng, khoan thai; có khi rộn ràng, sôi nổi; có khi trầm buồn.

Giữ “hồn” Giẻ Triêng

Để có thêm cồng chiêng chào đón du khách và giao lưu các dân tộc, già làng A Brol Vẽ động viên cả làng chắt chiu góp tiền, góp thóc sắm cồng chiêng. Kinh tế khó khăn, ban đầu, bà con không mấy hưởng ứng bởi áp lực cơm áo, gạo tiền, “lên nương cả ngày còn chưa ấm bụng”. Không nản, già làng A Brol Vẽ kiên trì phân tích cho bà con buôn làng hiểu giá trị của âm nhạc, giá trị của di sản ông cha để lại.

“Mưa dầm thấm lâu”, ngôi làng nhỏ bé ấy đã làm được chuyện lớn. Cứ mỗi tháng hai lần, đội nam, nữ với khoảng 50 người trong trang phục truyền thống cùng biểu diễn luyện tập bảo tồn những bài múa xoang, cồng chiêng và sáng tác thêm những điệu múa mới.

Nghệ nhân ưu tú A Brol Vẽ hướng dẫn thanh niên trong làng biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Nghệ nhân ưu tú A Brol Vẽ hướng dẫn thanh niên trong làng biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

Già làng Brol Vẽ và người dân buôn làng Đăk Răng còn tham gia: “Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc”, “Liên hoan văn hóa cồng chiêng”, “Liên hoan dân ca dân vũ” với nhiều quy mô khác nhau… Các hoạt động này đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cho dân tộc Giẻ Triêng. Cách đây vài năm, ông từng được mời ra Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội) giới thiệu các nét văn hoá truyền thống của người Giẻ Triêng và mong muốn có nhiều khách du lịch đến với buôn làng, để hiểu hơn về người Giẻ Triêng.

Những năm qua, ngôi nhà sàn của già Brol Vẽ đã đón tiếp nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa. Ông xem đó như một phần trách nhiệm của mình.

Già làng A Brol Vẽ mong muốn, các cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum và các chương trình, dự án, đề án của tỉnh về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Theo Nghệ nhân ưu tú A Brol Vẽ, mỗi loại nhạc cụ đều có ý nghĩa và sử dụng trong một ngữ cảnh riêng. Như: Tơ Lun sẽ được dùng để thổi khi lên nương, lên rẫy, nhằm giảm đi mệt mỏi; Ta Lẻ dùng để thổi khi đi lên rừng nhằm xua đuổi thú dữ; Khèn dùng cho các đôi nam nữ tỏ tình với nhau; Oong Eng Nhâm dùng để thể hiện nỗi nhớ chồng đi làm xa của người phụ nữ trong gia đình. Cha kẹt là một loại nhạc cụ được làm bằng sừng trâu, hình dáng giống như tù và. Lúc thổi cha kẹt, người sử dụng như hóa thân vào vị thủ lĩnh oai hùng có sức mạnh vô biên trấn giữ cho làng bình an.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.