Người đi bộ tìm đường… lên trời

Việc người dân ở Hà Nội có “truyền thống kinh doanh trên vỉa hè” từ lâu đã “đẩy” người đi bộ xuống lòng đường

Việc người dân ở Hà Nội có “truyền thống kinh doanh trên vỉa hè” từ lâu đã “đẩy” người đi bộ xuống lòng đường. Sắp tới, Nghị định 34/CP của Chính phủ có hiệu lực, người đi bộ chỉ còn nước tìm đường lên trời mà đi.

Nghị định 34/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định người đi bộ sẽ bị xử phạt hành chính nếu vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Vào ngày 20/05 tới, Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, người đi bộ đi không đúng phần đường; Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Qua đường không đúng nơi quy định... sẽ bị phạt từ 40.000 đến 120.000 đồng.

Ông Sơn, cán bộ hưu trí ở phường Cửa Đông nhận xét: “Thực ra việc Chính phủ ban hành nghị định là hoàn toàn đúng, nhằm đảm bảo trước hết là tính mạng cho người đi bộ, sau đó là trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, khi Nghị định được ban hành thì chắc chắn người đi bộ sẽ bị phạt vì chẳng còn nơi nào khác để đi”.

1
Không còn chỗ cho người đi bộ

Thực tế cho thấy, vỉa hè ở Hà Nội từ lâu đã bị người dân chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán. Việc vi phạm “có truyền thống” này lâu đến nỗi nó dần dần được xã hội chấp nhận. Người ta đã quá quen với những bãi gửi xe trên vỉa hè, quen với phở vỉa hè, trà đá, cà phê, quán lẩu… vỉa hè. Vỉa hè trước cửa các ngôi nhà mặt phố nghiễm nhiên trở thành sở hữu cá nhân. Anh Quân (Thái Hà – Hà Nội) cho hay: “Có lúc mình đi bộ trên vỉa hè, lách qua mấy dãy ghế của hàng cà phê còn bị chủ quán “xua” xuống lòng đường. Chả thể nào mà đứng cãi lí với họ được”.

Không có chỗ cho người đi bộ đi đúng phần đường, đi xuống lòng đường thì bị phạt như vậy là quá khó cho người đi bộ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đào, lấp vỉa hè ở Hà Nội cũng có “truyền thống” như việc lấn chiếm để kinh doanh. Vỉa hè bị xới tung, người đi bộ không đi xuống lòng đường thì biết đi đâu nếu không muốn vi phạm và bị xử phạt!?

2
Không có vạch đường, người đi bộ không biết đi vào đâu

Ngoài ra, tại một số tuyến đường ở Hà Nội chỉ có đèn tín hiệu mà không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Không chỉ người đi bộ không biết đi theo kiểu gì mà cơ quan chức năng cũng không biết đường nào mà xử phạt.

Để Nghị định đi vào đời sống một cách có hiệu quả, có lẽ các cơ quan chức năng cần căn cứ vào thực tế, khắc phục những mặt bất cập để không đặt người dân vào thế phải “tìm đường lên trời”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.