Người đẹp miền Tây "liều đời" vẫn không thoát khổ

Cô Trần Thị Thúy Hằng ngụ ở thị trấn Tân Phú (thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) kết hôn với người chồng Hàn Quốc mà đến khi theo chồng về nước mới biết chồng mình bị tâm thần. Chán nản, Hằng đã uống thuốc trừ sâu tự tử để rồi được cứu sống nhưng ra nông nỗi như vậy. Vậy mà ngày ngày vẫn có rất nhiều những cô gái miền Tây xếp hàng để cho người ta chọn...

Theo thống kê phụ nữ miền Tây Nam Bộ kết hôn với người nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất cả nước (79% tổng số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài), gấp 4 lần số phụ nữ đi xuất khẩu lao động. Một câu hỏi đặt ra là tại sao phụ nữ miền Tây Nam Bộ lại thích lấy chồng ngoại đến thế, cho dù có thể gặp nguy hiểm về tính mạng?.
Hình minh họa
Hình minh họa
Lấy chồng ngoại hay nội đều khổ
Về miền Tây, không khó khăn để gặp những người phụ nữ… khổ. Hẳn cộng đồng vẫn chưa quên những cái chết tức tưởi của những cô dâu miền Tây trên xứ người, hay nhẹ hơn thì cũng trở về… trên xe lăn với khuôn mặt ngây dại và không kiểm soát được hành vi như trường hợp của cô Trần Thị Thúy Hằng ngụ ở thị trấn Tân Phú (thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) kết hôn với người chồng Hàn Quốc mà đến khi theo chồng về nước mới biết chồng mình bị tâm thần.
Chán nản, Hằng đã uống thuốc trừ sâu tự tử để rồi được cứu sống nhưng ra nông nỗi như vậy. Vậy mà ngày ngày vẫn có rất nhiều những cô gái miền Tây xếp hàng để cho người ta chọn như chọn một món hàng, dù rằng sau đó có không ít trường hợp sau khi con gái sang Hàn Quốc, trừ đi các khoản môi giới, cưới xin số tiền gia đình nhận được chỉ vỏn vẹn 500.000 đồng, không đủ chuyến xe trở về nhà. 
Lấy chồng ngoại khổ như vậy, nhưng theo tâm sự của nhiều cô gái miền Tây, lấy chồng nội còn khổ hơn nhiều. Chuyện cô dâu Nguyễn Đặng Xuân Thùy ở Cần Thơ thu hút dư luận mấy tháng qua dù sống ở thế kỷ 21 nhưng lại hội đủ các khía cạnh khắc họa hình ảnh người phụ nữ thiệt thòi thời xa xưa: lấy chồng sớm khi chưa tròn 18 tuổi, không đăng ký kết hôn và bị nhà chồng “trả về” vì nghi ngờ sự trong trắng là một ví dụ.
Rồi những Thắm, những Bông, những Nguyệt… luôn có vài vết bầm, sưng trên mặt vì chồng suốt ngày say xỉn, chửi mắng đánh đập. Người vợ ở miền Tây là đồng nghĩa với cảnh đầu tắt mặt tối làm lụng từ việc nhẹ tới việc nặng lo kinh tế gia đình trong khi chồng  chỉ mê nhậu nhẹt và đá gà. Và, nếu như đến một ngày nào đó, chồng muốn rũ bỏ vợ chỉ cần vin một lý do đơn giản.
Rất nhiều người phụ nữ ra đi tay trắng bỏ lại sau lưng cơ nghiệp của bao năm làm dâu cực khổ. Có người cũng muốn nhờ cậy đến chính quyền, pháp luật để được bảo vệ quyền lợi, nhưng chỉ mới ở vòng hòa giải cấp xã đã nản chí bỏ cuộc vì phải đi lại nhiều lần, tốn tiền xe, bỏ công ăn việc làm... cảnh nghèo không sao kham nổi. 
Thất học, thất nghiệp và chịu bạo lực triền miên

Cái nghèo là nguyên nhân

Tây Nam bộ cũng là khu vực có tình trạng tỷ lệ học sinh bỏ học cao so với cả nước, nhiều nhất là các tỉnh: Bạc Liêu 26,2%, An Giang 25,9%, Sóc Trăng 25,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt các trình độ sơ cấp, trung cấp nghề ở mức thấp nhất; đặc biệt, số trẻ em gái bỏ học nhiều hơn trẻ em trai.

Theo quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Giới và Gia đình – Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ thì chính cái nghèo làm cho phụ nữ và trẻ em miền Tây Nam Bộ thiếu cơ hội học tập, khiến họ phải chấp nhận những rủi ro trong kết hôn sớm, dễ chấp nhận việc bị chồng bạo hành. 

Tại hội thảo “Một số vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và gia đình khu vực Tây Nam Bộ” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức mới đây, những con số buồn minh họa cho nhận định “khổ như phụ nữ miền Tây” đã được đưa ra.

Trong lĩnh vực lao động, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động chỉ đạt 67,6%, thấp hơn 19,3% so với nam giới (87,0%). Mức chênh lệch tỷ lệ nam - nữ tham gia lực lượng lao động này hiện là cao nhất so với các vùng miền trong cả nước (khu vực Đông Nam Bộ là 17,1%; Tây Nguyên là 7,8%; Trung du và miền núi phía Bắc là 3,0%). Tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chỉ chiếm 7,9% so với nam là 11,3% (số liệu chung của nữ là 14,3%).

Đây được xác định là một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm các công việc giản đơn của phụ nữ như: bán vé số, sửa móng chân tay, vật lý trị liệu, làm việc trong các quán karaoke, nhà hàng….

Không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp cao (60,2%) hơn so với nam trong cùng khu vực (39,8%), và cao nhất trong cả nước (đồng bằng sông Hồng là 41,1%, Đông Nam bộ là 48,6%, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 45,6%). 

Bạo hành gia đình và lấy chồng người nước ngoài hiện là vấn đề nổi lên ở miền Tây Nam Bộ. Tỷ lệ phụ nữ bị chồng bạo lực rất cao, trong đó bị bạo lực thể xác là 32,7%, bị bạo lực tinh thần là 60,1%; phụ nữ kết hôn với người nước ngoài chiếm số lượng lớn nhất cả nước, từ năm 2007 đến nay đã có khoảng 70.000 phụ nữ trong vùng lấy chồng nước ngoài (chiếm 79% tổng số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài), gấp 4 lần số phụ nữ đi xuất khẩu lao động.
Phần đông phụ nữ trẻ ở ĐBSCL lấy chồng nước ngoài đều nuôi hy vọng thay đổi cuộc đời. Nhưng bằng những cuộc hôn nhân vội vã đó đã dẫn đến nhiều bi kịch “hậu hôn nhân”. Hàng trăm phụ nữ lấy chồng nước ngoài đã phải trở về nước do mâu thuẫn gia đình hoặc bị chồng bạo hành, cuộc sống bị ràng buộc do không đủ giấy tờ hợp lệ để thủ tục ly hôn, làm lại cuộc đời.
Đau lòng nhất là đã có 4 trường hợp cô dâu xuất ngoại bị chồng bạo hành tàn nhẫn dẫn đến những cái chết thương tâm.
Hà An

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.