Người đầu tiên tại Việt Nam đạt giải thưởng IBM Faculty Award

Trong những dịp giáp Tết Canh Dần 2010, thầy và trò Trường ĐH Công nghệ càng thêm niềm vui, niềm phấn khởi khi TS. Phạm Bảo Sơn đạt giải thưởng thường niên IBM Faculty Award về nghiên cứu khoa học.

Trong những dịp giáp Tết Canh Dần 2010, thầy và trò Trường ĐH Công nghệ càng thêm niềm vui, niềm phấn khởi khi TS. Phạm Bảo Sơn đạt giải thưởng thường niên IBM Faculty Award về nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hơn nữa, đây là người đầu tiên tại Việt Nam nhận giải thưởng danh giá này.

TS. Phạm Bảo Sơn hiện là Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Công Nghệ và Phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia Hà Nội.

TS. Phạm Bảo Sơn là người đầu tiên tại Việt Nam đạt giải thưởng IBM Faculty Award.
TS. Phạm Bảo Sơn là người đầu tiên tại Việt Nam đạt giải thưởng IBM Faculty Award.

Dưới đây là cuộc trò chuyện của PV với TS. Phạm Bảo Sơn.

Trước hết xin được chúc mừng TS. Phạm Bảo Sơn khi nhận đựơc giải thưởng IBM Faculty Award, tiến sĩ có thể chia sẻ cảm xúc khi nhận đựơc giải thưởng này không?

Tôi rất lấy làm vinh dự khi  đựơc nhận giải thưởng này. Đây là một giải thưởng lớn, có ý nghĩa quan trọng với những người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các trường ĐH không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Có được kết quả này cũng nhờ sự ủng hộ và quan tâm của nhà trường, của bạn bè đồng nghiệp và các em sinh viên.

Cơ duyên nào đã khiến Tiến sĩ  tham gia và đoạt giải?

Thứ nhất, giải thưởng IBM Faculty Award chỉ dành cho giảng viên tại các trường đại học có thành tích và uy tín trong nghiên cứu. Thứ hai, tôi thấy mình cũng có nhiều may mắn khi đoạt đựơc giải thưởng này bởi trường ĐH Công Nghệ và Tập đoàn IBM đã có liên kết hợp tác từ lâu trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu, hỗ trợ giảng dạy ...

Trường ĐH Công Nghệ có một đội ngũ các thầy cô rất năng động trong công tác nghiên cứu nhưng còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, liên kết với công nghiệp. Chính vì vậy, khi các chuyên gia của IBM sang Việt Nam thì họ cũng tư vấn việc nên bắt đầu từ vịêc tham gia giải thưởng này để thúc đẩy nghiên cứu cũng như hợp tác với IBM trong nghiên cứu.

Để đạt giải thưởng này thì cần những tiêu chí nào, thưa tiến sĩ?

Giải thưởng IBM Faculty Award là một giải thưởng thường niên, mỗi người tham gia sẽ đưa ra đề xuất nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn. Trong đó những đề xuất cần thể hiện được tính khoa học, tính ứng dụng cao, có khả thi hay không và đề xuất đó sẽ giúp gì trong hoạt động của IBM.

Và đề xuất của tôi là về "Trí tuệ nhân tạo", cụ thể hơn là “Thu thập tri thức chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ  tự nhiên”. Mục đích xây dựng các hệ thống thông minh để có thể tự động xử lý được khối lượng thông tin khổng lồ - khối lượng thông tin được viết dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ: hiện nay, trên mạng Internet, nhiều thông tin được chứa dưới dạng văn bản... có rất nhiều những công cụ tìm kiếm như Google... cho phép chúng ta tìm và thu thập những thông tin đó. Đây thực sự là một vấn đề rất "hot" và đuợc nhiều người quan tâm.

Danh sách những người đạt giải thưởng IBM Faculty Award 2009 có tên TS. Phạm Bảo Sơn.
Danh sách những người đạt giải thưởng IBM Faculty Award 2009 có tên TS. Phạm Bảo Sơn.

Vậy tiến sĩ có khó khăn nào trong quá trình tham gia vào cuộc thi IBM Faculty Award không?

Thực sự là tôi đã có ý tưởng đề xuất này từ trước khi tham gia cuộc thi - đây là 1 hướng nghiên cứu chính của tôi, chính vì vậy khi tham gia giải thưởng tôi không gặp mấy khó khăn và thời gian để hoàn thành đề xuất này cũng không nhiều . Ngoài ra tôi còn nhận đựơc sự hỗ trợ, động viên rất lớn của thầy GS. TS Nguyễn Hữu Đức - nguyên Hiệu trưởng ĐHCN,  Hiệu trưởng PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình, PGS. TS. Nguyễn Thế Hiên nguyên trưởng phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế và các bạn bè đồng nghiệp.

Tiến sĩ có dự định gì sau khi nhận được giải thưởng này?

Sau khi nhận đựơc giải thưởng IBM Faculty Award, mỗi cá nhân sẽ đựơc nhận một khoản tiền nhằm hỗ trợ trong nghiên cứu. Đây sẽ là một nguồn kinh phí quan trọng để nhóm có thể mở rộng về nhân lực trong nghiên cứu, tiếp tục thực hiện tốt hướng nghiên cứu như đã đề xuất với IBM.

Xin được một lần nữa chúc mừng tiến sĩ  và cảm ơn tiến sĩ rất nhiều về cuộc trò chuyện bổ ích này!

IBM Faculty Award là một chương trình cạnh tranh trên toàn thế giới nhằm mục đích: Tăng cường sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu tại trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới và những nghiên cứu viên của IBM, phát triển và dịch vụ, thúc đẩy và đổi mới chương trình giảng dạy để kích thích tăng trưởng trong các ngành và vùng địa lý nằm trong chiến lược của IBM.

Giải thưởng IBM Faculty Award có giải thưởng tiền mặt được cấp hàng năm. Các giải thưởng tối đa hiện tại cho một người nhận là 40.000 USD/năm. Giải thưởng này không phải là hợp đồng và không có quyền sở hữu trí tuệ được quy định như một phần của IBM Faculty Award.

"Điều kiện để vượt qua vòng loại cho giải thưởng này, các ứng cử viên phải là một giáo sư toàn thời gian tại một trường đại học được công nhận trong đó có một bằng tiến sĩ hoặc chương trình MBA tại trường của ứng cử viên. Ứng viên phải có một danh tiếng xuất sắc cho những đóng góp trong lĩnh vực của họ". (Nguồn: IBM.com)

Theo UET - News/Dân trí

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.