Người dân Pakistan chật vật tìm không khí sạch

Một nhà máy ở thành phố Peshawar xả khói đen mù mịt ra môi trường
Một nhà máy ở thành phố Peshawar xả khói đen mù mịt ra môi trường
(PLO) - Do thiếu số liệu thống kê chính thức từ chính quyền, nhiều người dân tại Pakistan đang tự theo dõi chất lượng không khí ở nơi mình sống để chủ động các kế hoạch sinh hoạt.

Với dân số khoảng 200 triệu người và đang gia tăng nhanh chóng, Pakistan là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới do nhiều người dân vẫn đang sử dụng những xe cộ không được bảo dưỡng tốt và việc phát thải khí thải công nghiệp không được kiểm soát.

Ông Imran Saqib Khalid ở Viện Chính sách phát triển bền vững của Islamabad nói rằng vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Pakistan khi các tiêu chuẩn về khí thải ở nước này thường bị bỏ qua với lý do việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định đó có thể cản trở tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các chính sách của chính phủ cũng chưa vạch ra được chiến lược hay bước đi dài hạn để hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo. 

Thay vào đó, Pakistan lại đang chuẩn bị xây dựng khoảng 13 nhà máy nhiệt điện than với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Các quan chức Pakistan nói rằng việc xây dựng này sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng không khí. “Việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo giảm lượng khí thải”, một quan chức ở Bộ Biến đổi khí hậu Pakistan khẳng định. Rõ ràng, với việc không có những thống kê cụ thể, việc chứng minh điều ngược lại là không thể. 

Tình hình ô nhiễm không khí ở Pakistan trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở miền bắc nước này vào mùa đông, khi các thành phố chìm trong những làn khói bụi độc hại dày đặc gợi nhớ đến bầu không khí ô nhiễm ở nước Anh thế kỷ trước.Ví dụ, Ngân hàng Thế giới ước lượng người dân ở thành phố Peshawar, phía tây bắc Pakistan mỗi năm phải hít trung bình 110 micromet khối những hạt bụi ô nhiễm có thể giảm tầm nhìn và xâm nhập sâu vào hệ hô hấp. Mức độ này cao hơn 11 lần so với giới hạn được khuyến nghị và được cho là một yếu tố gây ra gần 60.000 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến hô hấp mỗi năm ở Pakistan, trong đó có bệnh phổi, tim và ung thư. 

Vài năm trước, ông Furhan Hussain chuyển tới Islamabad với hy vọng sẽ được sống trong bầu không khí trong lành. Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn, khi đến nơi, ông nhận thấy rằng tình hình ở thủ đô cũng không mấy sáng sủa. Quá thất vọng nhưng không biết làm gì để thay đổi tình hình, ông đã gia nhập mạng lưới PakAirQuality - nhóm công dân đầu tiên của Pakistan tự theo dõi tình hình ô nhiễm không khí. Theo ông Hussain, nhóm của ông theo dõi tình hình ô nhiễm không khí ở Islamabad, Lahore và Karachi, sau đó đăng tải lên Twitter.

Còn ông Ali Nadir – một doanh nhân tại Lahore và là một thành viên của mạng lưới trên – cho biết thêm rằng các thành viên trong mạng lưới đã tự lập các “chốt” theo dõi chất lượng không khí và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực thông qua điện thoại thông minh. “Mục đích của chúng tôi là muốn nâng cao nhận thức của mọi người về chất lượng không khí. Nhiều người nói với tôi rằng họ theo dõi các thông tin về chất lượng không khí của tôi để điều chỉnh các kế hoạch tập tành hay ra ngoài cho phù hợp với tình hình”, ông Nadir cho hay.

Người đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Pakistan Farzana Altaf Shah thừa nhận giới chức nước này có thu thập dữ liệu về tình hình ô nhiễm không khí thông qua các trạm quan trắc tự động nhưng việc thu thập này không được tiến hành thường xuyên. Ông Altaf cũng khẳng định Chính phủ Pakistan cũng đang có những biện pháp để bảo vệ bầu không khí cho người dân, trong đó có việc hướng tới các tiêu chuẩn về năng lượng cao hơn, lập các đơn vị kiểm soát ô nhiễm tại các nhà máy ở Islamabad. “Đó là một quá trình diễn tiến chậm chạp nhưng đang được thực hiện”, ông này nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.