Người đàn ông có nguy cơ phải sống thực vật vì uống nửa lít rượu mỗi ngày

Bệnh nhân được bác sĩ điều trị tại khoa Cấp Cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TW (Ảnh: BVCC)
Bệnh nhân được bác sĩ điều trị tại khoa Cấp Cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TW (Ảnh: BVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một người đàn ông có tiền sử nghiện rượu nặng, mỗi ngày uống 500 – 700ml rượu. Hậu quả của hành vi này là ông bị ngộ độc rượu, tổn thương não nghiêm trọng và có nguy cơ phải sống thực vật. 

Bác bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam (70 tuổi, quê Vĩnh Phúc) bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc, có nguy cơ sống thực vật cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Minh, khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốt cao. Trên cơ thể bệnh nhân có nhiều vùng loét, vết loét sâu quá lớp biểu bì da, vết rộng nhất khoảng 12cm, nhiều mủ viêm quanh. Kết quả nuôi cấy máu và dịch hút phế quản cho thấy, bệnh nhân nhiễm nhiều loại vi khuẩn đa kháng thuốc, chưa rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Qua khai thác bệnh sử thì được biết, người đàn ông này có tiền sử nghiện rượu bia, mỗi ngày thường uống khoảng 500 - 700ml rượu mỗi ngày. Điều đáng nói là bệnh nhân thường mua các loại rượu rẻ tiền, bỏ ăn uống mà chỉ uống rượu.

Khoảng giữa tháng 3, bệnh nhân được gia đình phát hiện hôn mê, co giật sau một bữa rượu, được đưa vào bệnh viện điều trị. Tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm nồng độ methnol trong máu cao và được chẩn đoán ngộ độc methanol. Bệnh nhân bị tổn thương não nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê không hồi phục ý thức, phải sống phụ thuộc, thở qua lỗ mở khí quản.

Ngoài ra, bệnh nhân còn bị teo cơ cứng khớp, thể trạng suy kiệt do bản thân chế độ dinh dưỡng trước khi ngộ độc đã kém, nay còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng hôn mê, tổn thương não và hệ tiêu hóa. Men gan tăng gấp 4-5 lần bình thường, các chất protein, albumin, calci, magie, kali trong máu giảm nặng.

Bệnh nhân đã được điều trị giải độc methanol, đưa về bệnh viện tuyến tỉnh để chăm sóc khi sức khỏe ổn định. Nhưng do bệnh nhân vẫn còn tình trạng sốt không rõ nguyên nhân, hôn mê nên được chuyển đến điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 2/4.

“Hiện, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng 2 loại kháng sinh, kết hợp chăm sóc da vùng loét, chăm sóc đường thở nhờ vỗ rung, hút đờm… nuôi dưỡng tĩnh mạch. Bệnh nhân đã đỡ sốt hơn nhưng khả năng phục hồi về ý thức rất thấp và nguy cơ sống thực vật về sau”, bác sĩ Minh thông tin thêm.

Qua trường hợp này bác sĩ Minh cũng cảnh báo, methanol là một loại cồn công nghiệp, là dẫn xuất được tạo ra trong quy trình sản xuất Ethanol. Không như ethanol, khi đưa vào cơ thể, methanol không được chuyển hóa thành chất bớt độc hải để thanh thải ra ngoài, nên sẽ tích lũy bên trong, gây tổn thương đa cơ quan: não, gan, thận, phổi…

Vì methanol là chất độc vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao hoặc nhiều di chứng không hồi phục. Do đó, người dân không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ và tốt nhất là hạn chế sử dụng rượu bia để tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất nguy hiểm này.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.