Người chi 4.000 tỉ đồng mua tranh khỏa thân từng… bán hàng rong trên phố

Người chi 4.000 tỉ đồng mua tranh khỏa thân từng… bán hàng rong trên phố
Trong tuần này, tỉ phú người Trung Quốc - Lưu Ích Khiêm đã gây sốc đối với giới sưu tầm nghệ thuật khi chi ra gần 4.000 tỉ đồng mua một bức tranh khỏa thân. Ngay lập tức báo chí phương Tây đã tìm hiểu về nhân vật tỉ phú mới nổi này…
Nhà sưu tầm nghệ thuật người Trung Quốc - tỉ phú Lưu Ích Khiêm - trong tuần này đã gây sốc đối với giới sưu tầm nghệ thuật thế giới khi mạnh tay chi ra gần 4.000 tỉ đồng để mua tranh của một danh họa người Ý. Hiện tại, bức tranh này có giá đắt thứ hai trong lịch sử đấu giá các tác phẩm mỹ thuật, chỉ đứng sau bức “Những người phụ nữ Algiers” của Picasso.
Trước nay, các nhà sưu tập nghệ thuật dám mạnh tay chi ra những khoản tiền lập kỷ lục về giá thường đến từ phương Tây và Ả Rập. Lưu Ích Khiêm mới “chân ướt chân ráo” bước vào cuộc chơi nhưng đã nhanh chóng gây sốc bởi khả năng chi tiền của mình.
Tìm hiểu về xuất thân của tỉ phú này, người ta càng thêm sốc khi biết rằng ông từng là một người bán túi xách nghèo khó trên hè phố. Giờ đây, khi bắt đầu theo đuổi giấc mơ sưu tầm nghệ thuật đẳng cấp, ông Lưu cũng không ngần ngại thú nhận mình “chẳng biết gì về nghệ thuật”.
Việc mua bức “Khỏa thân nằm tựa” là kỷ lục mới nhất mà ông Lưu lập được sau một loạt những kỷ lục từng xác lập trước đây trong quá trình sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc lưu lạc ở nước ngoài.
Với những kỷ lục về giá trước đây, ông Lưu chủ yếu gây choáng ngợp với người Trung Quốc nhưng với cuộc chơi lần này, những “tay chơi có tiếng” trong lĩnh vực sưu tầm nghệ thuật của thế giới cũng phải ngỡ ngàng tìm hiểu về nhân vật mới xuất hiện.
Năm ngoái, Lưu Ích Khiêm từng “chơi ngông” đến mức chi ra số tiền tương đương 711 tỉ đồng để mua một chiếc chén uống rượu thời nhà Minh có niên đại 500 năm tuổi chỉ để dùng… uống trà và “để xem cảm giác đó sẽ như thế nào”.
Chén trà bạc tỉ! Tỉ phú Lưu Ích Khiêm đã gây sốc với người dân Trung Quốc khi uống trà bằng chiếc chén đời nhà Minh mua với giá tương đương 711 tỉ đồng chỉ “để xem cảm giác đó sẽ như thế nào”.
Chén trà bạc tỉ! Tỉ phú Lưu Ích Khiêm đã gây sốc với người dân Trung Quốc khi uống trà bằng chiếc chén đời nhà Minh mua với giá tương đương 711 tỉ đồng chỉ “để xem cảm giác đó sẽ như thế nào”. 
Ông Lưu không ngần ngại thú nhận rằng mình là người có nhiều tiền nhưng chưa có nhiều hiểu biết về tinh hoa văn hóa. Lưu Ích Khiêm vốn sinh ra trong một gia đình lao động ở Thượng Hải, sớm bỏ học từ năm 14 tuổi để cùng mẹ bán túi xách trên hè phố.
Sớm “va chạm” với đồng tiền khiến cậu thiếu niên có những sự nhạy bén nhất định trong kinh doanh, buôn bán. Những bài toán kinh tế ban đầu của cậu là làm sao để túi xách mình bán rẻ hơn những người khác, dần dần hai mẹ con đã có thể thuê một cửa hàng nhỏ để bán túi.
Những kỷ lục về giá mà ông Lưu từng lập được trước đây chỉ gói gọn trong lĩnh vực sưu tầm tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc. Đáng kể có việc ông từng chi ra số tiền tương đương 711 tỉ đồng để mua một chiếc chén về uống trà.
Những kỷ lục về giá mà ông Lưu từng lập được trước đây chỉ gói gọn trong lĩnh vực sưu tầm tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc. Đáng kể có việc ông từng chi ra số tiền tương đương 711 tỉ đồng để mua một chiếc chén về uống trà. 
Vận may đến với ông Lưu ở tuổi ngoài 20 khi ông này bắt đầu chơi chứng khoán hồi thập niên 1990 và nhanh chóng trở nên giàu có. Với số tài sản hiện tại vào khoảng hơn 33.860 tỉ đồng, Lưu Ích Khiêm được tạp chí tài chính kinh doanh Forbes xếp vào hàng những nhân vật siêu giàu mới nổi ở Trung Quốc.
Khi bắt đầu cuộc chơi sưu tầm nghệ thuật, ông Lưu thú nhận rằng thoạt tiên ông chẳng biết gì về những tác phẩm mà mình mua: “Khi tôi thấy những người khác ra giá, tôi chỉ đơn giản cạnh tranh về giá với họ để làm sao tác phẩm về tay mình. Sau khi tôi đã mua được tác phẩm rồi tôi mới hỏi xem tại sao tác phẩm đó lại quý giá”.
Giờ đây, ông Lưu đã mở hai triển lãm nghệ thuật tại Thượng Hải với số lượng tác phẩm nghệ thuật lên tới 2.300. Trong ảnh trên là ông Lưu và vợ tại sự kiện đấu giá tấm thảm 600 năm tuổi của Tây Tạng. Tại cuộc đấu giá này, ông Lưu đã lập một kỷ lục về giá trả cho một tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc, ông đã chi ra số tiền tương đương 1.015 tỉ đồng vào tháng 11 năm ngoái.
Sinh ra trong một gia đình lao động, có tuổi thơ nghèo khó và sớm bỏ học để lăn lộn kiếm sống trên đường phố, ông Lưu hiện là một tỉ phú nổi danh về việc bạo tay chi tiền mua các tác phẩm nghệ thuật.
Bức tranh “Khỏa thân nằm tựa” của danh họa Modigliani sắp tới sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của ông Lưu vào năm 2017 nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập triển lãm.
Thực tế, ông Lưu đã làm kinh doanh cả trong nghệ thuật. Như chiếc chén con gà ông từng mua về để uống trà gây xôn xao dư luận Trung Quốc, sau hành động gây sốc đó, ông này liền sản xuất hàng loạt những chiếc chén con gà giả cổ với 3 mức giá từ 288-6900 tệ.
Hiện tại số chén giả cổ ông Lưu bán ra đã giúp ông thu về được 5 triệu tệ (17,5 tỉ đồng), ngoài ra, ông còn được đông đảo công chúng biết đến. Giờ đây, nhiều nhân vật quan trọng khi tới Thượng Hải đều nhớ ghé qua triển lãm của ông… Đó là những bài toán kinh tế mà Lưu Ích Khiêm đã thực hiện trong cuộc chơi nghệ thuật mà ông vừa bước chân vào.
“Tôi không bao giờ cho rằng sự giàu có của mình đã lên đến mức có thể khiến tôi không còn là một người bình thường được nữa. Nếu chỉ vì mua một chiếc chén có thể khiến tôi trở thành đại phú gia, hay mở một viện bảo tàng có thể khiến tôi thành một quý ông, như vậy thì quá dễ để có thể phân biệt mọi người với nhau. Nói chung, không nên quan tâm quá tới việc người ta gọi bạn là gì” - Lưu Ích Khiêm chia sẻ với tờ tạp chí tài chính - kinh doanh Forbes.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.