Người bị thiệt hại được phục hồi danh dự một cách chủ động

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì phiên họp.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chủ trì phiên họp.
(PLO) - Chiều qua (17/8), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 đã có phiên họp lần thứ nhất để cho ý kiến về định hướng xây dựng Dự thảo Nghị định.

Được bồi thường nhiều chi phí hợp lý khác

Báo cáo tại phiên họp, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự thảo Nghị định, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Bốn cho biết, căn cứ vào Luật TNBTCNN thì Dự thảo Nghị định sẽ quy định chi tiết 10 điều khoản mà Luật đã giao cho Chính phủ. Theo đó, các nội dung này được quy định thành 3 chương gồm xác định thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết bồi thường và xác định trách nhiệm hoàn trả. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu định hướng xây dựng những nội dung chính, Cục Bồi thường nhà nước nhận thấy có một số nội dung liên quan cần thiết quy định trong Nghị định này liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường như thương lượng; về trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan trong công tác giải quyết bồi thường, cơ chế phối hợp trong công tác bồi thường.

Riêng nội dung trách nhiệm hoàn trả, ông Bốn cho rằng, nếu không được quy định cụ thể thì quá trình thực hiện có thể sẽ vướng mắc trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả nghỉ hưu, chuyển cơ quan, nghỉ việc hoặc chết. 

Theo dự kiến, đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm và thiệt hại là chi phí khác được bồi thường, Dự thảo Nghị định sẽ quy định thế nào là giá thị trường, mức độ hao mòn, 3 tháng liền kề và thời điểm thiệt hại xảy ra; nêu rõ các trường hợp được bồi thường chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu và chi phí gửi đơn thư. Về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, Dự thảo Nghị định dự kiến hướng dẫn về xác minh thiệt hại và thủ tục phục hồi danh dự. Trong nội dung quy định thủ tục phục hồi danh dự, Dự thảo Nghị định sẽ hướng dẫn rõ trình tự, thủ tục của 2 hình thức phục hồi danh dự là trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai; đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật TNBTCNN năm 2017 là đã quy định về chủ động phục hồi danh dự. Cụ thể, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự… Theo đó, Dự thảo Nghị định sẽ quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự, trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự.

Cần đảm bảo tính khả thi của Luật

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nhất trí với các nội dung quy định chi tiết được xây dựng thành 3 chương như đề xuất của Tổ biên tập. Về việc có nên quy định thêm một số nội dung cần thiết ngoài những điều khoản được giao quy định chi tiết, ông Tụng phân tích: Về nguyên tắc, chỉ được quy định chi tiết những nội dung được Luật giao, không thể mở rộng hơn. Tuy nhiên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn cho phép quy định các biện pháp thi hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ để đảm bảo hiệu quả thi hành một đạo luật. Có điều, phải xác định xem Dự thảo Nghị định nếu quy định biện pháp thi hành có chính sách mới nào không để còn đánh giá tác động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và khi ấy phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định mới có thể có hiệu lực đồng thời với hiệu lực thi hành của Luật.

Phó Cục trưởng Cục Pháp chế, cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) Vũ Huy Khánh tán thành rằng nếu Nghị định chỉ quy định chi tiết các điều khoản được Luật giao thì dễ dàng cho Ban soạn thảo. Tuy nhiên, cũng có những nội dung mặc dù quá trình xây dựng Luật đã được tính toán song không được quy định trong Luật mà tới đây Nghị định lại không có hướng dẫn sẽ khó cho các bộ, ngành, nhất là vấn đề trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước. Vì vậy, theo ông Khánh, để đảm bảo tính khả thi của Luật trên thực tế, cần thiết quy định cả biện pháp thi hành gắn với những nội dung được giao hướng dẫn như ý kiến của ông Bốn. 

Tuy vẫn còn một số thành viên băn khoăn việc quy định cả biện pháp thi hành sẽ khó đảm bảo tiến độ xây dựng Nghị định song đa số đều nghiêng về phương án này nhằm thiết thực đưa một đạo luật tác động đến người dân đi vào cuộc sống. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc khi kết luận phiên họp cũng thống nhất phương án Nghị định sẽ quy định cả biện pháp thi hành và yêu cầu làm đúng quy trình được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời chỉ đạo Tổ biên tập khẩn trương xây dựng nội dung Dự thảo Nghị định. Đối với 10 điều khoản được Luật giao, Thứ trưởng nhấn mạnh, Nghị định phải quy định chi tiết, đầy đủ theo hướng cụ thể, dễ áp dụng, thuận lợi.

Đọc thêm

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Bộ Tư pháp tham dự hội nghị tập huấn về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới
(PLVN) - Sáng 14/6, Bộ Tư pháp tổ chức điểm cầu trực tuyến Hội nghị tập huấn toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức. 

Khai mạc hội nghị tập huấn toàn quốc về vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VGP
(PLVN) - Sáng 14/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới)

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về ngành thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) -  Nhằm triển khai một số hoạt động truyền thông và đẩy mạnh cuộc thi “Chuyện nghề thi hành án dân sự” tại địa phương, ngày 12/6, Đoàn công tác của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) do bà Lê Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Cục THADS tỉnh Lào Cai. Tham gia Đoàn công tác có Phóng viên một số cơ quan báo chí.

Gặp mặt, tri ân các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Bộ Tư pháp, và các thành viên công đoàn. Ảnh: PV
(PLVN) -Chiều 13/6, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ công đoàn Bộ Tư pháp với chủ đề “Công đoàn Bộ Tư pháp - Hành trình gắn kết”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh tham dự.

Tiếp thu, giải trình trên 280 triệu lượt ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp 2013

Quang cảnh phiên thảo luận chiều 13/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 13/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) đã nghe Ủy viên thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường (lần thứ nhất) của các đại biểu (ĐB) QH và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị Giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL được tổ chức vào chiều 13/6 tại Thanh Hóa (Ảnh: Lê Loan).
(PLVN) - Chiều 13/6, tại thành phố Thanh Hóa, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, tập huấn sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho đại diện Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Gấp rút huấn luyện AI pháp luật, hơn 300 văn bản được xử lý mỗi ngày

Việc huấn luyện AI pháp luật đang được gấp rút triển khai.
(PLVN) - Sau hơn 10 ngày chính thức hoạt động trên Cổng Pháp luật quốc gia, công cụ AI pháp luật do Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam (LuatVietnam.vn) phát triển và vận hành đang bước vào giai đoạn huấn luyện tăng tốc. Trung bình mỗi ngày, hệ thống tiếp nhận và xử lý hơn 300 văn bản pháp luật nhằm mở rộng độ phủ kiến thức, nâng cao khả năng trả lời chính xác và kịp thời cho người dùng.