Ngược dòng Nậm Nơn xem trẻ em lội sông đi tìm con chữ

“Buổi sáng em thức dậy từ khi 5 giờ sáng, đi bộ đến trường cũng là lúc trống vào học, đường từ nhà em đến trường phải qua 3 con suối và lội ngang qua sông Nậm Nơm mới đến lớp được” - em học trò người dân tộc Thái, học lớp 5, Lương Phú Cường, trường THCS Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hồn nhiên kể với tôi “lịch trình” hàng ngày của mình. Nghe sao đắng lòng...

“Buổi sáng em thức dậy từ khi 5 giờ sáng, đi bộ đến trường cũng là lúc trống vào học, đường từ nhà em đến trường phải qua 3 con suối và lội ngang qua sông Nậm Nơm mới đến lớp được” - em học trò người dân tộc Thái, học lớp 5, Lương Phú Cường, trường THCS Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hồn nhiên kể với tôi “lịch trình” hàng ngày của mình. Nghe sao đắng lòng...

Điều kiện học tập không đầy đủ nhưng các em đều cố gắng với mơ ước con chữ
Điều kiện học tập không đầy đủ nhưng các em đều cố gắng với mơ ước con chữ

Đường đến trường dài 10 tiếng

Xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn là một trong những xã miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 50km đường rừng, và cách trung tâm TP. Vinh (Nghệ An) hơn 350 km về phía Tây theo Quốc lộ 7. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới đặt chân đến được mảnh đất mà người ta hay gọi là “cổng trời” xa xôi, tách biệt với cái náo nhiệt bên ngoài. Trường THCS Mỹ Lý nằm chênh vênh bên dòng sông Nậm Nơn xanh trong và tựa lưng vào một ngọn núi tại bản Xiềng Tắm.

Chúng tôi ghé thăm trường THCS Mỹ Lý vào một ngày mưa, buổi sáng không khỏi xót lòng khi nhìn thấy cảnh từng tốp, từng tốp học sinh xắn quần cao quá đầu gối lội qua sông Nậm Nơn để tới lớp. Thấp thoáng bên kia sông lại đang có một tốp các em nhỏ len theo bờ sông đi học. Học sinh trường THCS Mỹ Lý đều là người dân tộc ít người, 170 em học sinh người Thái, 84 em người H’Mông và 27 em người Khơ Mú. Trung bình, trên đường tới lớp mỗi em phải vượt qua 3, 4 con suối, sông và đi đường rừng mới đến lớp học được.

Chỉ có học sinh ở bản Xiềng Tắm, bản Yên Hòa, Huồi Bắc là đi học có thể đi về nhà trong ngày, còn hầu hết là thuê trọ tại các nhà dân quanh trường. Thầy hiệu trưởng trường THCS Mỹ Lý, ông Hặp Văn Long cho biết: “Ký túc xá của học sinh không có nên các em phải thuê ở trong các hộ gia đình trong bản Xiềng Tắm để trọ học. Mỗi tuần vào thứ 7 được nghỉ học là các em lại về nhà mang gạo và muối ăn đến trọ, còn thức ăn hàng ngày các em tự kiếm lấy để sinh hoạt. Buổi sáng đi học, buổi chiều các em lại chia nhau đứa xuống sông thả lưới bắt cá, đứa bắt dế, đứa đi hái măng... để ăn uống hàng ngày. Các em đều ăn uống tự túc lấy, chất lượng không đảm bảo dinh dưỡng cho chế độ học tập và độ tuổi của các em...”.

Ký túc xá chưa có nên nhiều em đã tự huy động bạn bè và gia đình dựng lán, trại để ở lại đi học, con đường từ nhà đến trường ở bản xa nhất như: Nhỏ Lợt, Huổi Pún, Cha Nga... phải đi mất gần 10 tiếng đồng hồ mới đến lớp được bằng đường sông và đương rừng núi. 

Vất vả với ước mơ con chữ

Cô học trò người H’ Mông, Cử Y Bi, học sinh lớp 9, cho biết: “Cả nhà 5 anh em đều đi học cả, 3 anh em đều thuê trọ để đi học, còn hai em nhỏ học mẫu giáo ở nhà bố mẹ đưa đi. Mỗi tháng đều về lấy 30kg gạo và muối ăn đưa đi học, sáng đi học, chiều anh trai đi bắt cá dưới suối em thì đi hái rau để cải tạo bữa ăn”.

Tuy mỗi đứa mỗi hoàn cảnh khó khăn khác nhau, nhưng các em vẫn luôn đi học đều và ước mơ con chữ nơi vùng biên vẫn được các em chú trọng. Ngôi trường nằm ngay bên dòng Nậm Nơn, mưa gió khiến đất đá sạt lở đã “tấn công” đến bên đường dẫn vào trường. Ngôi trường các em ngày ngày học chữ cũng bị đất đá trên núi rơi xuống tấp ngay bên tường nguy hiểm vẫn luôn chờ chực thầy và trò nơi đây.

Sáng sáng, các em vẫn đến lớp đều, say sưa bên con chữ để hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, sau giờ học thì mỗi đứa lại tự lo lắng cho từng bữa ăn, từng bộ quần áo lấm lem bùn đất. Khó khăn chồng chất lấy khó khăn trong cuộc sống của các em học sinh nơi vùng biên, nhưng hầu hết các em đều có những ước mơ để phấn đấu học tập. Cử Y Bi tâm sự: “Thấy trên ti vi và thầy cô giáo nói học giỏi để được xuống thành phố đi học tiếp, em chưa biết thành phố là chỗ mô nhưng thấy thích rồi. Sau này em muốn làm một cô giáo mầm non để về bản dạy các em nhỏ nên em phải đi học không nghỉ bữa mô”. 

Cách xa trung tâm nên cả xã đều chưa có điện lưới để dùng, các em chỉ có thể học tập bằng đèn dầu, dụng cụ, sách vở, cơ sở vật chất đã xuống cấp là những điều kiện tác động đến việc học tập của các em. Toàn trường có 281  em học sinh, có đến quá nữa trong số đó ở trọ lại để đi học, bữa ăn chỉ có cơm trắng và muối, rau hay măng rừng, bữa nào đánh được cá tôm dưới sông thì có thêm canh cá tươi.

Thế nhưng, ai cũng có ước mơ của mình để phấn đấu học tập, em thì ước mơ làm bác sỹ chữa bệnh cho dân bản, đứa thì làm chú bộ đội để bảo vệ biên cương, đứa thì làm thợ may để may thật nhiêu đồ áo cho các em nhỏ… tất cả những ước mơ chính đáng đó đều đáng trân trọng và đều được các em nuôi nấng ấp ủ trong mỗi ngày đến lớp. Các cấp chính quyền cần có nhiều ưu tiên, chế độ đầu tư chỗ trọ cho học trò và thầy cô giáo nơi miền biên giới để cho những ước mơ đó được bay cao, bay xa hơn.

Ngô Văn

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.