Ngư dân xóm bè suối Tượng lên bờ mưu sinh

Ngôi nhà của họ là những mảng bè ghép lại, vừa làm nơi ở và cũng để nuôi thả cá. Khi con cái đến tuổi lập gia đình, một mảng bè mới được kết nối và mặt nước thêm chật chội. Nay cá, tôm khan hiếm, không ít ngư dân làng bè suối Tượng, ấp 4, xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu) buộc phải rời bè lên bờ làm nông dân.

Ngôi nhà của họ là những mảng bè ghép lại, vừa làm nơi ở và cũng để nuôi thả cá. Khi con cái đến tuổi lập gia đình, một mảng bè mới được kết nối và mặt nước thêm chật chội. Nay cá, tôm khan hiếm, không ít ngư dân làng bè suối Tượng, ấp 4, xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu) buộc phải rời bè lên bờ làm nông dân.

Một góc xóm bè suối Tượng.
Một góc xóm bè suối Tượng.

Trẻ em xóm bè 

12 giờ đêm qua, cu Công và ông Tư Phê (ngoại của Công) mải mê đuổi theo con cá nên 8 giờ sáng nay, khi cư dân xóm bè và tụi bạn đã lên bờ  chơi, cu Công vẫn còn vùi mình trong tấm chăn mỏng nơi góc bè ngủ vùi. Nghe tiếng ồn của khách lạ trước cửa, Công vẫn chưa chịu tỉnh giấc, mải mê đuổi theo giấc ngủ. Ông Tư Phê cho hay, do đêm qua hai ông cháu gặp được luồng cá, nên khuấy mái chèo liên tục bám theo đuôi chúng. Đã lâu lắm rồi, ông cháu mới trúng được mẻ cá bán được gần 150 ngàn đồng.

Vì vậy, ráng thức đến 12 giờ đêm mới quay xuồng về bè. Ông Tư Phê nói: “Lâu lâu tui mới rủ nó đi theo kèm lái cho tui thả câu. Thường ngày, thì thằng nhỏ một buổi đi học, một buổi ở bè hoặc leo lên bờ chơi với đám bạn. Thời của tui, chừng ấy tuổi là theo cha mẹ thả câu, bổ lưới trường kỳ thâu đêm, suốt sáng, maà sao vẫn không thèm ngủ như tụi nhỏ bây giờ”.

Đối với trẻ em xóm bè suối Tượng, ngoài một buổi đi học, các em phải theo cha mẹ đi thả câu, giăng lưới, ở nhà trông coi em cho cha mẹ đi làm; lo chuyện cơm nước, phụ việc nhà. Chính vì vậy, lúc rảnh rỗi, trẻ em xóm bè thường dắt nhau lên bờ, cùng nhau chơi các trò chơi dân gian như: Tán lon, trốn tìm, nhảy dây…

Chị Tư Duyên (cư dân xóm bè) tâm sự, các em ở đây làm gì có các trò chơi sang trọng như thú nhún, nhà banh, đu quay…như trẻ em thành thị. Đến 6 tuổi, 7 tuổi là chúng biết theo cha mẹ đi làm. Dần dà, chúng quen với các trò chơi lao động như bào mỳ, bắt ốc, lượm điều, bóc vỏ bạch đàn. Chính vì vậy, dù còn nhỏ, nhưng khi gia đình rơi vào cảnh khó khăn, các cháu có thể theo cha mẹ lao động kiếm tiền.

Ngay như cu Công, 9 tuổi  em đã thành thục các công việc của một ngư dân chài lưới. Từ nhỏ Công đã sớm theo cha mẹ, ông ngoại đi chài, thả câu, nên em thuộc lòng từng nhánh suối, con nước, luồng cá. Vì vậy, 9 tuổi Công mới được cha mẹ xin thầy cô giáo học lớp 1. Còn chị của Công là bé Chi, tuy là học sinh giỏi 4 năm liền, nhưng 7 tuổi em mới được cha mẹ cho đi học.

Bé Chi bộc bạch, không phải chỉ mình Chi, cu Công quá tuổi vào lớp 1, mà các bạn trong lớp của Chi, Công và cùng trang lứa cũng đều như vậy. Nguyên nhân đi học muộn của chị em Chi và trẻ em ở đây có muôn vàn lý do như nghèo, phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của con em, công việc của ngư dân rầy đây mai đó thì sao học được….

Bà Thái (vợ ông Tư Phê) nói: “Cá tôm nhiều thì tụi nhỏ bận theo cha mẹ đi đánh bắt. Nay cá tôm cạn kiệt thì cha mẹ chúng lại bỏ bè lên bờ làm ăn và giao con cho tui nên tụi nhỏ mới rảnh rang đi học”.

Rời cụm bè trên 4 chiếc, nơi gia đình ngư dân Tư Phê và các con đang kết nối nhau sinh tồn. Chúng tôi tiếp tục được bé Kiều (9 tuổi) chèo ghe đến thăm cụm bè trên 10 chiếc của gia đình ông Nguyễn Thuận và họ hàng đang neo đậu trong một đoạn suối cách đó gần 100 sải tay. Trên đường đi, bé Kiều thổ lộ với chúng tôi, do nhà em có xuồng nên thỉnh thoảng Kiều và Tiên (chị Kiều) có chèo xuống ra chơi với các bạn.

Kiều nói: “Con có nhiều bạn ở dưới nước như bạn: Thanh (lớp 3); Mỹ Tiên (lớp 4); Tuấn Minh (lớp 3)….Bạn nào cũng bơi giỏi, thỉnh thoảng đem lên bờ cho mẹ con cá, tép. Còn con thì đem xoài xuống bè cho các bạn. Hoặc xuống bè rủ các bạn lên bờ chơi nhảy dây, trốn tìm”.

Bỏ bè lên bờ

Bé Kiều vừa dứt lời thì xuồng chúng tôi cũng vừa trờ tới chạm vào mạn bè ông Nguyễn Thuận. Ông Thuận nhận ra bé Kiều con chị Hai Viễn (trên bờ) là người quen nên lật bật đứng dậy, chạy tới đỡ mũi. Ông Thuận hỏi bé Kiều ai đang ngồi trên xuồng, ra đây có việc gì không ?. Chúng tôi đỡ lời em và nói với ông Thuận rằng, qua giới thiệu của chị Đỗ Thị Lan (phó ban điều hành ấp 4).

Chúng tôi muốn gặp ông và các cư dân xóm bè để hỏi chuyện làm ăn. Ông Thuận liền thở dài, ngao ngán nói: “Khổ lắm mấy chú ơi. Hiện tại tụi tui treo lưới, neo xuồng hết rồi. Bọn trẻ thì rủ nhau lên bờ đi làm thuê cho chủ đất, chủ rẫy ráo trọi ”.

Dứt lời, ông Thuận đưa tay đỡ chúng tôi lên bè. Mấy đứa cháu nội, ngoại của ông đang nhảy nhót trên bè, lần đầu tiên thấy chúng tôi nên đứng im, xoe mắt nhìn. Chưa kịp đưa lý trà lên miệng nhấp, chúng tôi được ông Thuận than vãn một hơi dài.

Nào là lòng hồ Trị An mấy năm nay cá tôm khan hiếm; đánh bắt khó khăn; thuế đánh bắt tăng quá cao; cá đánh bắt được thì phải bán cho cán bộ Hợp tác xã quản lý lòng hồ, chứ không được bán tự do như trước. Nhất là chuyện nuôi cá bè liên tục thua lỗ, mất vốn. Dẫn đến việc, các cặp vợ chồng trẻ lần lượt gửi bè, giao con cho người già, ông bà để lên bờ làm thuê mướn. Hoặc mùa nắng tạm dừng làm nghề cá lên bờ làm thuê mướn kiếm miếng ăn, lo cho con học tập.

Những điều mà ông Nguyễn Thuận, Tư Phê và các ngư dân khác than thở, chúng tôi đã được cán bộ ấp Đỗ Thị Lan thông tin trước đó khá rõ. Tuy vậy, nay chúng tôi thật sự đặt chân lên những ngôi nhà được nâng nổi trên mặt nước bằng những chiếc phi cũ kỹ, sàn vách ọp ẹp, được tiếp xúc với những ngư dân cục mịch, chân chất, những đứa trẻ đen nắng trong màu áo học trò và sự vắng bóng ngư dân đang đánh bắt trên mặt hồ thì sự khái quát của cán bộ vẫn còn vĩ mô lắm.

Chứng kiến cảnh vật, con người nơi làng bè suối Tượng, anh bạn đồng nghiệp đi cùng chúng tôi liền “tức cảnh, sinh tình” bày tỏ nỗi niềm. Theo anh, chuyện cư dân làng bè lên bờ tìm việc, mưu sinh là cần thiết, nhưng trong tình cảnh của họ như hiện nay là điều đáng lo ngại. Bởi, với họ hiện tại, bỏ bè lên bờ chỉ nhằm mục đích kiếm miếng ăn trước mắt. Song, nếu họ vẫn cứ tiếp tục cuộc sống bồng bềnh trên mặt nước thì khó tránh khỏi tình cảnh như cha, anh họ thời khốn khó trước kia và hôm nay.

Trao đổi với chúng tôi về cuộc sống hiện tại của cư dân trên bè, bà Đỗ Thị Lan cho biết, hiện khu bè suối Tượng có khoảng 60 bè/ 200 nhân khẩu. Số hộ khá chừng 10 hộ, số còn lại là khó khăn, nghèo. Thời gian qua, chính quyền xã Mã Đà và Ban điều hành ấp 4 đã có nhiều động thái quan tâm đến cư dân xóm bè suối Tượng như làm đường, hỗ trợ vốn, trợ cấp lương thực, thăm hỏi động viên.

Nhất là ban ấp và chính quyền đã trực tiếp can thiệp với đơn vị quản lý lòng hồ có giải pháp giảm thuế đánh bắt đối với hộ nghèo làm nghề cá; không nên can thiệp quá sâu vào việc buôn bán, trao đổi hàng hóa của cư dân xóm bè với tư nhân; vận động hỗ trợ con em nơi đây đến trường….

Bà Lan nói: “Khi hay tin cấp trên sẽ triển khai dự án quy hoạch dân cư, chuyển dân xóm bè lên bờ sinh sống và cấp đất, dựng nhà, giao đất cho họ trồng rừng…Chúng tôi và người dân rất phấn khởi, nhưng việc họ về đo đạc và thông tin miệng cho người dân chỉ là dự án khảo sát, thăm dò. Còn chừng nào và bao giờ triển khai dự án lý tưởng này thì chúng tôi và người dân nơi đây vẫn biết chờ và đợi”.

Đoàn Phú

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.