Ngôn ngữ, hành văn trong sách tiểu học: Trẻ con lúng túng, người lớn hoang mang

Ngôn ngữ, hành văn trong sách tiểu học: Trẻ con lúng túng, người lớn hoang mang
(PLVN) - Cách hành văn, dùng từ trong các bộ sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh tiểu học hiện nay được phụ huynh phản ánh là “rối rắm”, “tối nghĩa” và mang nặng phương ngữ. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi tiếp thu bài học, đồng thời khiến phụ huynh lúng túng khi hướng dẫn con.

Khi từ địa phương được đưa vào dạy đại trà

Chị Trần Nguyễn Khánh Hòa, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM chia sẻ, khi con gái mới học lớp 2 đến hỏi bài tập đọc, chị rất ngạc nhiên khi sách giáo khoa cho học sinh lớp hai lại đưa ra một đoạn bài tập có cách hành văn khó hiểu như thế. Bài tập đọc mà chị nói đến là bài Mít làm thơ trang 36 SGK Tiếng Việt 2 tập 1.

Nội dung như sau: “Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như sau: Tặng Biết Tuốt: Một hôm đi dạo qua dòng suối/ Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối; Tặng Nhanh Nhảu: Nhanh Nhảu đói, thật tội/ Nuốt chửng bàn là nguội; Tặng Ngộ Nhỡ: Có cái bánh nhân mỡ/ Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ…”. Đề bài sau đó yêu cầu các em trả lời lý do vì sao các bạn giận Mít và hãy nói vài câu bênh vực Mít. 

Chị Khánh Hòa cho biết, rất nhiều từ nhắc đến trong bài viết khiến con gái của chị không hiểu được và thắc mắc của cháu khiến anh chị phải tranh cãi trước khi dạy cháu. Những từ như “cá chuối”, “bàn là” đều là từ địa phương đặc trưng phía Bắc, trong khi theo chị thấy, tại các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, hoặc sử dụng phổ biến phần đông người dân vẫn dùng là “cá lóc”, “bàn ủi”…

Cạnh đó, các tên của nhân vật trong bài tập đọc cũng là ngôn ngữ đặc trưng phía Bắc như “nhanh nhảu”, “ngộ nhỡ”… Khá gây khó cho trẻ con khi tìm hiểu ý nghĩa.

Còn chị Phùng Thị Như Huyên, công tác tại Sở Văn hóa & Thể thao Gia Lai, có con đang học lớp 1 chia sẻ, trong bộ sách Cánh diều chương trình đổi mới có rất nhiều từ dùng “đậm đặc” tính phương ngữ khiến trẻ con phải liên tục hỏi ý nghĩa. Như Bài “Bé kể” (trang 35) có đoạn: “Bé kế: Dì Kế giã giò. Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ”.

Chỉ trong một đoạn ngắn, những từ “cỗ”, “giò” (chả giò), “giá đỗ” đều là từ dùng quen thuộc phía Bắc. Cạnh đó, còn hàng loạt từ khác chỉ trạng thái, sự vật… mà trẻ rất khó nhận biết như “chả sợ”, “sâm cầm”, “lồ ô”, “le le”…

Ngôn ngữ rối rắm?

Mới đây, một phụ huynh đã chụp ảnh hàng loạt trang sách giáo khoa tiếng Việt 1, tập 1 đăng lên mạng và viết bài phản ánh “Có bao nhiêu từ “chả” trong SGK tiếng Việt 1 tập 1”. Theo hình ảnh và bài viết của phụ huynh này, thì thống kê sơ bộ cho thấy có hơn 16 từ “chả” được dùng trong các bài tập đọc. Như bài “Bé Lê” (trang 73): “Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm.

Các đoạn văn rối rắm, dùng nhiều từ địa phương khiến học sinh gặp khó trong việc tiếp thu.
 Các đoạn văn rối rắm, dùng nhiều từ địa phương khiến học sinh gặp khó trong việc tiếp thu.

Bé chỉ: “Cò… cò…”. Ti vi có cá mập. Bé la: “Sợ!”. Má bế bé, vỗ về: “Cá mập ở ti vi mà”. Má ấm quá, bé chả sợ nữa”; bài Sẻ và cò: “Sẻ gặp cò. Sẻ chê mỏ cò thô. Cò chả đáp gì… Từ đó, sẻ chả dám chê cò”. 

Phụ huynh nói trên chia sẻ: “Đọc các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Cánh diều tập 1 có cảm giác như người viết các đoạn đó là một… ông Tây vì câu văn không mượt mà, thiếu các thành phần phụ, từ đệm làm cho cho câu văn trở thành ngô nghê, cộc lốc, nhiều từ dùng không chính xác về trường nghĩa.

Đặc biệt, có lẽ vì cố đóng giả như trẻ con để diễn tả nên ngôn ngữ tuy cố gắng ngây thơ nhưng vì thiếu chân thật và tinh tế nên nó thành sống sượng. Ví dụ tiêu biểu là tác giả rất thích dùng từ “chả” thay vì “chẳng” hay “không” khi diễn tả ý phủ định. Tuy nhiên, việc dùng từ này không giúp cho lời nói giống như lời nói trẻ con mà còn gây khó hiểu và câu văn mất đi sự duyên dáng, tinh tế”. Ý kiến của phụ huynh này được đông đảo các bậc cha mẹ ủng hộ.

Ngoài ngôn ngữ mang nặng tính địa phương, rối rắm, rất nhiều phụ huynh có ý kiến rằng cách biên doạn bài để dạy các bé đọc “có vấn đề”, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc từ sách Tiếng Việt lớp 1 cho đến lớp 2, cảm giác lớn nhất của người đọc là… mệt mỏi.

Các bài học được soạn, trích dẫn không đặc sắc, lại diễn đạt khá rối rắm, trong khi đó có những trích đoạn văn học thiếu nhi với ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, khiến cảm em dễ cảm dễ hiểu hơn thì không dùng đến. 

Những bài tập đọc dành cho các em nhỏ  mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt lại như thế này: “Nhà dì Nga có pi a nô. Cả nhà Bi đi phố, ghé nhà dì, nghe pi a nô. Dì Nga pha cà phê. Bố mẹ có cà phê. Bi có phở. Bé Li có na”; hay “Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè… Ở nhà trẻ, Chi nhớ mẹ.

Chị Trà dỗ: “Bé nhè thì cô chê đó”. Bé nghe chị”… Cách đặt câu quá nhiều thanh trắc, các đoạn văn lủng củng, rời rạc, lại không hấp dẫn, không có ý nghĩa khiến các em học không có hứng thú, nếu không nói là mỏi mệt.

Hiện, phụ huynh học sinh tỏ ra khá bức xúc, nhiều phụ huynh còn đề nghị, nên chăng cần có những buổi hội thảo, lấy ý kiến phụ huynh, học sinh một cách rộng rãi để hoàn thiện các bộ sách giáo khoa sao cho phù hợp. Chứ như hiện nay, vừa làm khổ các em, vừa làm khó phụ huynh và giáo viên. 

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT: 

“Đến hiện tại, Bộ chưa nhận được bất kỳ phản ánh chính thức nào từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này. Hiện mới trải qua vài tuần trải nghiệm và vẫn đang triển khai chương trình chuẩn đầu ra.

Bộ sách giáo khoa đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia với những quy định chặt chẽ, nên những nhận định cho rằng chương trình, sách giáo khoa mới nặng là chưa đủ căn cứ. Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi học các môn khác ở giai đoạn sau.

Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ xếp 70 tiết ở lớp 1 và sẽ được sắp xếp học nhiều ở giai đoạn sau hơn. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện, vấn đề phát sinh. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời”.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.