'Ngòi nổ' cuộc xung đột Israel - Palestine

Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
(PLO) -Ngày 6/12, trong một tuyên bố của Tổng thống Donald Trump tại Washington, Chính phủ Mỹ đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, và sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Dư luận quốc tế không khỏi xôn xao trước vấn đề này... 

Theo nhà báo Palestine, cựu giáo sư chuyên ngành báo chí tại Đại học Princeton của Mỹ, Daoud Kuttab, nhận định Trump muốn tiếp tục “chơi trò giao dịch”, để đặt cược thắng lớn, cố ý không ký văn bản miễn trừ thi hành “Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem” do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1995, nhưng cuối cùng Trump cũng không nhận được gì nhiều. 

Tờ Atlantic Monthly của Mỹ đăng bài của phóng viên Emma Green, trên cơ sở tổng kết ý kiến của các bên về vấn đề Jerusalem, cho rằng tuyên bố của Trump về địa vị của Jerusalem có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng bao trùm khắp Trung Đông. 

Jerusalem – “trò chơi nguy hiểm”

Daoud Kuttab viết cho kênh truyền hình Al Jazeera: Kể từ khi Chính phủ Mỹ công nhận Israel vào năm 1948 tới nay, tất cả mọi người đều biết Washington có lập trường ra sao trong cuộc xung đột Israel-Arập. Mặc dù Mỹ luôn ủng hộ Israel, nhưng ít nhất về mặt lý luận, trong quá trình giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine, nước này vẫn cố gắng tuân thủ luật pháp quốc tế và sự đồng thuận toàn cầu. 

Luật pháp quốc tế quy định Israel không được thay đổi địa vị của khu vực bằng biện pháp quân sự. Điều IV “Công ước Geneva” được lập ra nhằm quy định về việc chiếm đóng lâu dài, phản đối quốc gia chiếm đóng thay đổi địa vị của khu vực mình chiếm đóng. 

Trước đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua một số luật có lợi cho Israel trong vấn đề thường được gọi là “lãnh thổ chiếm đóng của Israel”, can thiệp vào quyền hiến định của cơ quan hành pháp trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, tổng thống các nhiệm kỳ của Mỹ luôn phản đối các luật này, và áp dụng quyền miễn trừ của tổng thống để trì hoãn việc thực thi nó.

“Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem” ký năm 1995 chính là một trong số đó. Đạo luật này đe dọa rằng nếu Mỹ không chuyển đại sứ quán của nước này tới Jerusalem, bộ ngoại giao sẽ đánh mất khoản tiền được quốc hội cấp cho, nhưng đồng thời cho phép tổng thống cứ 6 tháng một lần ký văn bản miễn trừ thi hành để tránh đưa ra các quyết định gây kích động. Kể từ đó, mỗi tổng thống Mỹ đều định kỳ ký văn bản miễn trừ. Vào tháng 6, Tổng thống Trump đã ký văn bản miễn trừ này, động thái đó đã khiến con rể ông là Jared Kushner tập trung sức lực tìm cách “mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông”. 

Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel

Đảo lộn

Nhưng 6 tháng sau, Trump đã thay đổi ý định. Jared Kushner đã bị cuốn vào trung tâm của cuộc điều tra liên quan đến “bê bối với Nga” trong cuộc vận động tranh cử của Trump, ảnh hưởng trong Nhà Trắng không còn được như trước đó. Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Mike Pence ngày càng có ảnh hưởng lên Trump và êkíp giúp việc của ông. Là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái Cơ đốc giáo, Mike lâu nay luôn ủng hộ việc dời đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem. Ngày 5/12, Mike có vẻ như đã có được những gì mình muốn. 

Nếu Trump thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có đại sứ quán ở Jerusalem. Điều này sẽ làm đảo lộn sự đồng thuận quốc tế hết sức gây tranh cãi liên quan đến địa vị của thành phố này trong mấy chục năm qua, một nửa thành phố đã bị Israel chiếm lĩnh sau cuộc chiến tranh năm 1967. 

Vấn đề là nếu Trump gọi Jerusalem là thủ đô của Israel thì chắc chắn ông sẽ bị người Palestine xa lánh, những nỗ lực mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông của người con rể sẽ bị vứt bỏ. Câu hỏi tiếp theo là, ngoài việc để làm hài lòng cử tri, những gì Trump cuối cùng nhận được từ động thái này là gì? Không nhiều. 

Bất kỳ động thái nào của Trump đối với Jerusalem, cho dù đó là việc di dời đại sứ quán, hay chỉ thừa nhận thành phố này là thủ đô của Israel, đều cho thấy sự thiếu hiểu biết của ông đối với vai trò của Jerusalem. Jerusalem không chỉ là vấn đề của Palestine mà còn là vấn đề của thế giới Arập và Hồi giáo. Thành phố có ý nghĩa lịch sử này cũng là một biểu tượng quan trọng của tín đồ Cơ đốc giáo và trong con mắt những người yêu chuộng hòa bình của các tín ngưỡng khác trên thế giới. 

Ngay cả khi tổng thống Mỹ chuyển đại sứ quán của nước này đến Jerusalem, các quốc gia có tầm ảnh hưởng quan trọng khác trên thế giới cũng sẽ không đi theo bước chân của Trump. Liên minh châu Âu đã tuyên bố họ sẽ không ủng hộ quyết định đơn phương này. Liên đoàn Arập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo cũng không ủng hộ quyết định định này.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đe dọa rằng nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Ngoài ra, người Palestine và nhiều nhân vật có tiếng tăm của Israel cũng cảnh báo Trump không nên ngông cuồng trong vấn đề nhạy cảm như Jerusalem. Vì vậy, cả thế giới cho rằng Jerusalem không thể, cũng không nên phục tùng cho “trò chơi giao dịch” kiểu trò đùa của Trump. 

Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ cam kết chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem, có một phương thức đơn giản hơn và có thể chấp nhận: Chính quyền Trump có thể chính thức chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Sau đó Trump có thể coi Tây Jerusalem là thủ đô của Israel, còn Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Một tuyên bố như vậy có thể khiến tổng thống thực hiện được cam kết của mình chuyển đại sứ quán đến Jerusalem trong chiến dịch tranh cử, đồng thời ủng hộ những nỗ lực đặt nền tảng cho thỏa thuận hòa bình lâu dài của phái viên hòa bình Kushner. Mọi thứ đều không thể chịu được thử thách của thời gian, công bằng và công lý. 

Thật không may, Trump vẻ đang lựa chọn chiến tranh chứ không phải là hòa bình, chọn bất công và chiếm lĩnh, chứ không phải là công lý, tự do và độc lập. 

Ngòi nổ

Trong bài trên tờ Atlantic Monthly, Emma Greene viết, trước khi các phương tiện thông tin truyền thông công bố thông tin về quyết định trên, các quan chức trong chính quyền đã dự liệu được sự hỗn loạn mà tuyên bố này có thể gây ra. Thông qua sớm xác định địa vị cuối cùng của Jerusalem, tuyên bố của Trump sẽ nghiền nát mọi hy vọng về tiến trình hòa bình Israel-Palestine, gây ra các cuộc biểu tình ở Trung Đông. 

Thánh địa Jerusalem
Thánh địa Jerusalem

Các nhà lãnh đạo thế giới Arập liên tục cảnh báo về các xung đột bạo lực tiềm tàng của Chính quyền Trump. Nhà vua Jordan Abdullah II nói với các nghị sỹ Mỹ rằng động thái này có thể  bị các phần tử khủng bố lợi dụng để kích động tâm lý căm phẫn trong khu vực. Saudi Arabia cũng lên án kế hoạch này. Tổng thư ký Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), Saeb Erekat, cảnh báo động thái này sẽ “làm gia tăng trạng thái vô chính phủ trên thế giới, thiếu tôn trọng đối với các tổ chức toàn cầu và pháp luật”. 

Daniel Seidemann, một luật sư làm việc ở Jerusalem cho biết tuyên bố chuyển đại sứ quán của Trump có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, trong đó rất dễ dẫn tới bạo lực, nhất là mối đe dọa đối với thánh địa Jerusalem. Các cuộc biểu tình và dung đột bạo lực cũng sẽ xảy ra trong thế giới Arab rộng lớn hơn…

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.