Là người có công trình được tạp chí Time đưa vào danh sách 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm 2009, nhà toán học Việt Nam 38 tuổi trở thành ứng viên đầy triển vọng cho giải thưởng vốn được coi như “Nobel Toán học”.[links()]
Kết quả trao Huân chương Fields chỉ có thể biết chính xác vào ngày 19/8, khi giải thưởng này được công bố tại Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ). Tuy nhiên, không phải vô cớ mà từ lúc này, nhiều người Việt Nam tràn trề hy vọng tên của nhà toán học Ngô Bảo Châu sẽ được xướng vào hôm đó.
Kết quả trao Huân chương Fields chỉ có thể biết chính xác vào ngày 19/8, khi giải thưởng này được công bố tại Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ). Tuy nhiên, không phải vô cớ mà từ lúc này, nhiều người Việt Nam tràn trề hy vọng tên của nhà toán học Ngô Bảo Châu sẽ được xướng vào hôm đó.
Ngô Bảo Châu được xem là ứng cử viên số 1 cho giải Fields năm nay. Ảnh:newswise.com. |
Tên Ngô Bảo Châu xuất hiện trong nhiều danh sách dự đoán ứng viên giải Fields năm nay. Đơn cử, anh đứng đầu danh sách một dự đoán trên mạng mathoverflow.net; một bài viết trên mạng math.columbia.edu khẳng định: “Ngô là người chắc chắn thắng nhờ công trình của ông về bổ đề cơ bản”. Ngô Bảo Châu cũng được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại ICM năm nay mà vinh dự ấy thường gắn liền với khả năng được trao giải Fields.
Ngô Bảo Châu được đánh giá là một trong những nhà toán học xuất sắc thế giới trong lĩnh vực đại số hiện nay. Anh cùng thầy mình là Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita, kết quả này có thể dẫn tới việc chứng minh nhiều định lý quan trọng khác của đại số học. Năm 2008, anh chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands, đây chính là công trình của anh được tạp chí Time tôn vinh. Hiện anh là giáo sư ở ĐH Chicago, Mỹ.
Giải Fields 2010 cũng là cơ hội cuối cùng của Ngô Bảo Châu bởi giải thưởng danh giá này bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho những nhà toán học dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields gồm một huy chương vàng và 15.000 USD tiền thưởng, không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Nếu đoạt giải, Ngô Bảo Châu sẽ trở thành một trong số ít các nhà toán học châu Á sở hữu Fields Medal. Hơn 70 năm qua kể từ lúc giải Fields ra đời, mới có ba nhà toán học châu Á, đều là người Nhật Bản, đoạt giải - nếu không tính đến hai người gốc Hoa quốc tịch Mỹ và Australia.
Ngoài Ngô Bảo Châu, có hai cái tên khác cũng được dự đoán nhiều: - Artur Avila: Sinh năm 1979 tại Brazil, 16 tuổi đoạt huy chương vàng IMO, 19 tuổi viết bài báo đầu tiên về toán học. Avila từng nhận giải Grand Prix Jacques Herbrand của Viện Khoa học Pháp giành cho các nhà khoa học dưới 35 tuổi. Avila hiện làm việc tại Viện Toán Clay. - Damny Calegari: Hiện là giáo sư Viện Công nghệ California, năm 2009 từng được tặng giải Clay. Ngoài ra Calegari còn viết văn. Anh từng có tác phẩm được Hội Nhà văn quốc tế tặng giải Truyện ngắn hay nhất năm 1992. |
Theo Đất việt