Nghìn trùng cao xanh

Bằng những năm sống ở Tây Nguyên, và học hỏi, tìm tòi, rất chịu khó đi theo các bậc tài danh mỗi khi họ vào Tây Nguyên nghiên cứu hoặc đọc họ, tôi vẫn còn rất nhiều lần phải ngẩn ngơ tự hỏi rằng, tóm lại, mình đã biết tí gì về Tây Nguyên.

Nhà thờ gỗ.
Nhà thờ gỗ.
Bằng những năm sống ở Tây Nguyên, và học hỏi, tìm tòi, rất chịu khó đi theo các bậc tài danh mỗi khi họ vào Tây Nguyên nghiên cứu hoặc đọc họ, tôi vẫn còn rất nhiều lần phải ngẩn ngơ tự hỏi rằng, tóm lại, mình đã biết tí gì về Tây Nguyên.
Chỉ riêng những bí ẩn hiện hữu hàng ngày, đã có nhiều lần tôi viết như về voi, về tượng mồ nhà mồ, về ma lai, thuốc thư, về đời sống tâm linh với những Yang, vua (Pơtao), với cả những chùm lá xanh treo cửa, có điều giải thích được, có điều chưa, có điều là sự thật, có điều là truyền thuyết, cứ thế đan cài trong đời sống Tây Nguyên tạo nên những lý thú, những bí ẩn và cả những khát vọng khám phá... Giữa nghìn trùng cao xanh ấy, những chuyện kể hư hư thực thực dưới đây một lần nữa cho chúng ta những tưởng tượng lý thú. Người Tây Nguyên có những thứ vật dụng gắn với cuộc sống của họ, song hành với họ trong suốt hành trình lịch sử, đến nỗi trở thành bản sắc của họ, thành một phần đời sống của họ, tưởng như là một trong cuộc sống của họ, thế mà lại té ra, không phải của họ làm ra, mà ché và chiêng là hai ví dụ cụ thể. Đây là hai vật dụng gắn bó hữu cơ mật thiết với con người Tây Nguyên. Nó từ yếu tố vật chất (là những vật dụng thông thường thiết yếu trong đời sống) trở thành yếu tố văn hóa, một loại văn hóa đặc biệt, trở thành bản sắc, thành những yếu tố gắn với đời sống tinh thần để nhân loại phải nghiêng mình thán phục. Chưa hết, từ đấy nó trở thành yếu tố tâm linh. Ché có thần và chiêng cũng có thần. Tôi đã từng chứng kiến những chiếc chiêng, bộ chiêng được cho là chiêng thần, và cũng được chứng kiến những chiếc ché được coi là có thần linh trú ngụ. Nó thiêng liêng thành kính đến mức mà để được xem nó, người ta phải cúng, phải làm lễ rất công phu, cẩn thận. Thế nên tôi đã rất hào hứng khi được giới thiệu ở nhà Amí Đanh ngay trung tâm xã Ia Mlá có hai chiếc ché cổ, một cái trị giá ba mươi con bò, tức bằng nửa con voi, tức khoảng một trăm năm mươi triệu, và một chiếc trị giá hai mươi con bò, khoảng một trăm triệu. Cái ché trị giá ba mươi bò tên là Prung và cái hai mươi bò tên Chanr. Ché này không biết có thiêng không nhưng rõ ràng là nó rất giá trị. Hỏi mấy đồng chí lãnh đạo xã người Jrai rằng tại sao nó đắt tiền, bảo tại nó là ché Tuk (Dok), hỏi tại sao ché Tuk lại quý lại đắt thế thì... không biết. Như đã nói, ché và chiêng đều không phải do người Tây Nguyên bản xứ làm ra. Nó là do người Kinh, người Lào... làm. Chiêng Lào cũng là một loại chiêng quý, nhiều khi được sánh ngang voi trắng, và nó cũng là nơi thần linh trú ngụ. Ngoài ra nó chính là tiếng nói của con người gửi đến Giàng, đến thần linh. Ché cũng thế, tôi đã nghe đồn có những cái ché rất thiêng, có thể dự báo được những điều sắp xảy ra với gia đình, với làng, trẻ con khóc đêm nhiều quá, mang đến cúng nó sẽ hết khóc. Ví dụ như cái ché chúng tôi đã chứng kiến ở huyện Ia Pa, Gia Lai cách đây chừng hai chục năm. Theo chủ nhân của nó nói thì chiếc ché này đã truyền qua 15 đời, đến đời anh đang sở hữu là thứ 16. Nó quý là vì nó cổ và... đắt, có người đã trả đến 50 con trâu trắng vào thời điểm cách đây hai chục năm. Tiếp nữa là nó thiêng. Cũng chủ nhân của nó cho biết, mỗi tháng anh phải cho nó ăn... tiết gà 3 lần. Thế công dụng của nó. Theo chủ nhà, nó có thể báo trước những điều sắp xảy ra trong gia đình, trong dòng họ bằng cách đổi màu đỏ như máu. Nghe kể rằng năm 1975, vào đầu tháng 3, khi mà Pleiku chuẩn bị được giải phóng, đường 25 tức đường 7 trở thành đường máu, chiếc ché này đã đổi màu suốt một tuần liền. Sau đấy mấy năm, lúc bố anh chuẩn bị mất một cách đột ngột, nó cũng đổi màu như thế. Trong làng có người đau ốm, đến cúng, sẽ khỏi? Trẻ em khóc về đêm, khóc ngằn ngặt, ai dỗ cũng không nín, làm cách gì cũng không ngủ, bế đến cho sờ vào tai ché, nín liền, ngủ ngon lành như chó con... Theo người nhà, thỉnh thoảng chiếc ché này còn... khóc như trẻ con, và chỉ khóc vào ban đêm. Những lúc ấy mọi người sợ lắm, lại làm gà cho ché ăn... tiết vì mọi người nghĩ rằng nó... đói... thì là lời đồn thôi, những lời đồn bí ẩn trong đời sống dân gian. Lời đồn mặt nào đó nó là mê tín, làm rối loạn xã hội, nhưng về mặt nào đó, nó tăng thêm cho đời sống một bức màn bí ẩn, nó tăng thêm dư vị, với văn hóa, đặc biệt văn hóa truyền thống, nó như một lực hút khiến sự kiện, nhân vật thêm huyền bí, củng cố niềm tin, tất nhiên là những niềm tin hướng thiện, hướng mỹ, thì cũng nên cho nó có đất tồn tại để cuộc sống thêm thi vị. Nó như hàng ngàn năm nay chúng ta nghe bài thơ Thần: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư với biết bao huyền thoại về nó, và chính huyền thoại ấy làm chúng ta tự hào với Tổ quốc, với cha ông hơn, chúng ta thấy nó vẫn luôn luôn mới cho đến hôm nay... Khoảng năm tám ba tám tư gì đó của thế kỷ trước, tại hội trường 2/9 thành phố Pleiku có một cái hội thảo rất lớn do phó chủ tịch HĐBT Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo, hội thảo về... Người rừng. Lâu nay tôi cũng có nghe và tưởng nó ở thế kỷ nào, ở vùng xa lăng lắc nào, đến khi được trực tiếp dự hội thảo cùng các nhà khoa học đầu ngành, cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, thì tôi... hoảng. Tôi được xem những bài báo nước ngoài nói về việc có một lính Mỹ, trong cuộc tham chiến ở vùng Sa Thầy, Kon Tum có bắt được một người rừng, cao trên 2 mét, nặng khoảng 2 tạ. Xác người rừng được tập kết tại sân bay Sạc Ly, Đắc Tô rồi máy bay từ Sài Gòn ra võng về. Nói võng về bởi người rừng được đặt nằm trong võng, cột chặt, rồi đeo vào máy bay. Từ Sài Gòn cái xác này được đưa về Mỹ và người lính Mỹ này xử lý xong thì... bán vé. Nghe nói người vào xem nườm nượp. Còn tại hội thảo, các nhà khoa học chỉ ra rất nhiều chứng cứ rằng hiện đang có ít nhất một người rừng đang sống trên đỉnh Ngọc Linh (thuộc tỉnh Kon Tum bây giờ) cao vút quanh năm mờ sương. Giáo sư Trần Hồng Việt ở đại học sư phạm Hà Nội trưng ra một dấu chân mà ông chụp ảnh được ở đèo Ngọc Vin sau cơn mưa. Dấu bàn chân dài khoảng 30 cm, rộng gần 13 cm (tương đương cỡ giày 55-60). Căn cứ vào dấu chân trên nền đất, người ta thấy lòng bàn chân người rừng lõm rất sâu, đặc điểm mà theo các nhà khoa học là rất phù hợp với điều kiện leo núi. Dấu chân này hình như sau đấy đã được đổ thạch cao. Đây rất có thể là bằng chứng cho thấy trong những cánh rừng đại ngàn của miền nam Việt Nam, người rừng vẫn còn sống! Không những thế, đây còn là một loài rất cổ, thậm chí trước cả người Neanderthal, loài người sống cách chúng ta từ 25.000 đến 30.000 năm. Chưa hết, một số nhà khoa học và bộ đội khác còn chụp ảnh những cành cây ở cao trên 2 mét bị bẻ gẫy ở nơi mà chưa hề có dấu chân người cũng trên đỉnh Ngọc Linh này. Hồi ấy phương tiện đi lại, tác nghiệm còn rất thô sơ nên nhiều chứng tích của các cuộc điền dã đã bị bỏ qua. Tôi nhớ một vị chủ trì hội thảo thông báo: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo, nếu phát hiện người rừng ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải báo ngay cho đại tướng, và ông sẽ cho máy bay tiếp cận ngay... Cuộc sống vẫn trôi đi với biết bao cung bậc, trong những rạch ròi của khoa học hiện đại, vô cùng hiện đại hôm nay, vẫn còn lẩn quất đâu đó những bí ẩn, như một góc để con người còn khát khao khám phá, chinh phục...ª
Văn Công Hùng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.