Nghiêm cấm cảnh sát đường thủy sách nhiễu dân

 

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 62/2011 quy định về hoạt động tuần tra, kiểm soát của cảnh sát đường thủy, nhằm hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc của lực lượng này trong tuần tra kiểm soát.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 62/2011 quy định về hoạt động tuần tra, kiểm soát của cảnh sát đường thủy, nhằm hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc của lực lượng này trong tuần tra kiểm soát.
Phải kính trọng, lễ phép với dân
Đối tượng áp dụng của Thông tư là cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường thủy thuộc Cục Cảnh sát Đường thủy (Công an cấp tỉnh; Công an cấp huyện và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy).
Theo đó, mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm giao thông thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản, bảo vệ môi trường. Bộ Công an nghiêm cấm việc cán bộ, chiến sỹ sách nhiễu, gây phiền hà cho người tham gia giao thông đường thủy hoặc bao che, dung túng đối với các hành vi vi phạm.
 Nghiêm cấm cảnh sát đường thủy sách nhiễu dân
Nghiêm cấm cảnh sát đường thủy sách nhiễu dân.
Cán bộ, cảnh sát khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải có các tiêu chuẩn như: có trình độ Trung cấp Công an trở lên, biết bơi. Đối với trường hợp tốt nghiệp các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân; Có Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát đường thủy do Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy cấp. Tiếp xúc với nhân dân khi tuần tra, các cán bộ, chiến sỹ phải có thái độ kính trọng, lễ phép, đúng mực. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội trên đường thủy theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
 Phạm vi tuần tra, kiểm soát 
Lực lượng Cảnh sát đường thủy tổ chức tuần tra, kiểm soát trên phạm vi các sông, kênh, rạch; luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hoạt động của phương tiện thủy, kể cả luồng hàng hải có hoạt động của phương tiện thủy.
Cảnh sát đường thủy có thể tuần tra, kiểm soát lưu động, kiểm soát tại một điểm trên tuyến hoặc kiểm soát tại trạm. Bộ Công an cũng lưu ý, khi tiến hành tuần tra, kiểm soát lưu động được kiểm soát tại một điểm; ngược lại, khi kiểm soát tại một điểm được tuần tra, kiểm soát lưu động nhưng phải được ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Việc kiểm soát tại một điểm trên tuyến hoặc tại trạm phải có kế hoạch được Thủy đoàn trưởng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
Bộ Công an quy định: trên địa bàn giáp ranh giữa các địa phương là dọc tuyến đường thủy, tại mỗi đoạn của tuyến trong phạm vi 15 km chỉ được bố trí một đơn vị của một địa phương tuần tra, kiểm soát. Nếu tuyến có độ dài lớn, có thể bố trí nhiều đơn vị tuần tra, kiểm soát nhưng phải bảo đảm phạm vi tuần tra, kiểm soát đã nêu trên và thực hiện theo quy định sau: Đối với tuyến đường thủy giáp ranh giữa các tỉnh thì Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi có địa bàn giáp ranh thống nhất việc bố trí các đơn vị tuần tra, kiểm soát trên tuyến đó. Trường hợp không thống nhất được thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định. Đối với tuyến đường thủy là địa bàn giáp ranh giữa các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc tuần tra, kiểm soát do Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định.
Việc kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy do đơn vị đang tuần tra, kiểm soát trên tuyến thực hiện. Các vụ việc vi phạm pháp luật khác xảy ra trên địa giới hành chính thuộc địa phương nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm thụ lý, giải quyết. Đơn vị đang tuần tra, kiểm soát trên tuyến có trách nhiệm phát hiện, bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn, lập hồ sơ ban đầu theo quy định của pháp luật và bàn giao cho địa phương nơi xảy ra vụ việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/10/2011./.
Đông Quang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.